Wat Phnom, ngôi chùa cổ kính nơi hình thành thủ đô Phnom Penh

Hành trình du lịch bụi Campuchia – Có một địa điểm mà bất cứ vị khách phương xa nào tới Phnom Penh cũng đều được người dân bản địa chỉ dẫn tới. Đó không phải là “Cung điện hoàng gia” hay “Chùa Vàng, chùa Bạc” hào nhoáng. Đó là Wat Phom, ngôi chùa cổ nằm […]

Trần Việt Anh Tháng Chín 21, 2015

  • Chia sẽ:

Hành trình du lịch bụi Campuchia – Có một địa điểm mà bất cứ vị khách phương xa nào tới Phnom Penh cũng đều được người dân bản địa chỉ dẫn tới. Đó không phải là “Cung điện hoàng gia” hay “Chùa Vàng, chùa Bạc” hào nhoáng. Đó là Wat Phom, ngôi chùa cổ nằm trên ngọn đồi phía Bắc thành phố, nơi hình thành tên gọi Phnom Penh của thủ đô xứ chùa Tháp. Đây cũng là nơi đầu tiên mình đến trong hành trình du lịch bụi Phnom Penh. Bởi sau khi nghe giải thích tên gọi, thì nó đúng là nơi phải đến đầu tiên. Còn vì sao thì bạn cứ từ từ đọc sẽ có ở trong bài (nhé).

Chua wat phnom, phnom penh

Wat Phnom nằm ở trên quả đồi phía Bắc thành phố Phnom Penh. Tính theo hướng từ tượng đài độc lập thì cứ đại lộ Norodom thẳng tiến về hướng đi Royal Place (hướng đấy thôi, không phải nó nhé) đi vài km là tới. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được xây dựng bởi một người phụ nữ Khmer giàu có sống bên bờ sông Mekong, tên của bà là Penh. Chyện kể lại rằng một hôm đi bộ bên bờ sông, bà Penh bắt gặp thân cây to mục nát trôi dạt vào bờ, lại gần bà thấy bên trong có 4 bức tượng Phật bằng gỗ. Tin rằng đây là điểm báo, thần linh muốn có một ngôi nhà mới, bà liền vận động dân làng đắp một quả đồi gần bờ sông và xây dựng ngôi chùa để thờ cúng những pho tượng này. Năm 1372, Wat Phnom được hoàn thành. Trong tiêng Khmer, Wat là ngôi chùa, Phnom là ngọn đồi, Wat Phnom nghĩa là ngôi chùa đặt trên ngọn đồi.
Sau nhiều lần trùng tu, bị tàn phá bởi chiến tranh, quân Khmer Đỏ. Ngày nay Wat Phnom trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của thủ đô Phnom Penh. Thu hút không chỉ khách du lịch nước ngoài, mà còn có rất nhiều người Khmer từ phương xa đến đây lễ bái. Nếu bạn là khách du lịch nước ngoài chỉ phải trả 1 usd tiền vào cửa, là người Khmer sẽ được miễn phí.

wat phnom phnom penh

Cổng vào ngôi chùa được canh giữ bởi những tượng rắn thần Naga bảy đầu, và những ông thần hộ pháp cầm chùy và sư tử. Chùa nằm trên ngọn đồi cao, xung quanh là khuôn viên rợp bóng cây, nơi nghỉ ngơi lý tưởng khi cái nóng của Phnom Penh làm bạn cảm thấy ngột ngạt. Ở trong khuôn viên này có nhiều ghế đá lắm.

Wat Phnom được xây theo kiến trúc truyền thống của người Khmer, ở Việt Nam bạn cũng có thể bắt gặp rất nhiều ngôi chùa mang phong cách kiến trúc tương tự như thế ở Sài Gòn, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang… Được xây dựng từ năm 1372, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, bị tàn phá bởi chiến tranh, sau đó được trùng tu lại giống một ngôi chùa mới xây, í tai nghĩ rằng ngôi chùa này đã trên 640 tuổi.

Bên trong ngôi chùa nổi bức tượng Phật của người Campuchia ngồi trên tòa sen chính giữa nổi bật nhất. Bên dưới là hàng chục bức tượng Phật với nhiều tư thế khác nhau. Khắp trần và tường ngôi chùa dược trang trí các bức họa kể về cuộc đời Phật Thích Ca và sử thi Ramayana (sử thi của Ấn Độ, sử thi này được vẽ ở hầu hết các ngôi chùa và cả ở trong hoàng cùng nữa, mình chưa tìm hiểu được ý nghĩa của nó với người Campuchia là thế nào)

Một số tượng Phật ở Wat Phnom nói riêng và của người Khmer nói chung thường được trang trí thêm những hoa văn, họa tiết tinh xảo, mặc áo bào, đội vương miện.

Ngồi ngay cửa ngoài ngôi chùa là một ông thầy cúng. Người sẽ xem và giải quẻ cho khách thập phương tới đây. Tất nhiên sau khi xem xong phải đặt lễ rồi. Ông này có cái thiệt thòi là phải biết tiếng Khmer thì mới xem được, vì ổng không nói tiếng Anh.

chùa wat phnom phnom penh

Ngay phía sau lưng chùa là tòa tháp cao chừng 30-40m màu trắng, ngay từ những con phố xa Wat Phnom hàng trăm mét bạn đã có thể thấy thấp thoáng bóng dáng ngọn tháp này rồi. Tháp là nơi đặt tro của Vua Ponhea Yat (1405 – 1467), người đã chuyển kinh đô đế chế Khmer từ Angkor về Phnom Penh. Ở đất nước này (đất nước khác mình chưa biết) họ thiêu người chết và cho vào trong một cái tháp. Càng là người có địa vị và giàu có thì tháp càng to.

Ngay phía bên tay trái dưới chân tháp là bức tượng bà Penh bán thân. Người ta tạc tượng bà để thờ cúng nhằm tỏ lòng thành kính, biết ơn người phụ nữ đã xây ngôi chùa. Và ngay bên dưới chân đồi, cách đó và chục mét, thành phố đặt một bức tượng tạc bà Penh bằng đồng giữa công viên.

Ngồi ngay cạnh tượng bà Penh là một ông thầy cúng khác. Bên cạnh ông ta có một bát nước lớn đựng nước thiêng, trên mặt nước là những bong hoa sen thơm. Sát ngay đó là một chiếc đĩa đặt những sợi chỉ màu đỏ. Khách du lịch thường tới đây, chiêm bái tượng bà Penh và sau đó nhận phước lành. Người thầy cúng này sẽ thay thần linh làm việc đó. Ông ta buộc những sợi chỉ đỏ vào tay, sau đó dung bó chân que nhang vẩy nước vào mặt và người du khách. Vừa vẩy nước vừa đọc những lời cầu khấn tiếng Khmer. Du khách nước ngoài rất thích trải nghiệm này, dù sau đó mặt và áo quần của họ có bị ướt đôi chút.

Phía bên tay phải tháp nhà vua là một ngôi đền nhỏ của người Hoa. Bên trong đền có thờ rất nhiều bức tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát, Quan Vũ, Preah Chau, các ông Phúc, Lộc Thọ…vv

Trong khuôn viên sân chùa có nhiều người bán chim phóng sinh. Chim phóng sinh được bán nhiều ở các ngôi chùa và quảng trường Hoàng Gia. uy nhiên có thể thấy những con chim này đều bị cắt hết đuôi. Nếu khách du lịch mua và thả ra thì sớm muộn chúng cũng bị bẫy tiếp hoặc chết.

Phía sau cùng của ngọn tháp là một khuôn viên rộng, nơi đặt chiếc đồng hồ khổng lồ trên bãi cỏ, chiếc đồng hồ này do những gia đình người Hoa tặng cho ngôi chùa. Khách du lịch ghé thăm Wat Phnom đều đến đây để chụp ảnh. Sau chiếc đồng hồ là bức tượng của Preah Yat sơn vàng đang ngồi trên ngai.

Đối diện với chiếc đồng hồ là khuôn viên nơi có đặt tháp tưởng niệm công ơn của bà Penh. Sau khi bà cho xây dựng ngôi chùa, dân chúng kéo đến đây sống đông hơn và kể từ đó họ gọi tên khu vực này theo tên ngọn đồi là Phnom và người tạo ra nó là bà Penh. Cái tên Phnom Penh bắt nguồn từ đấy. Khu vực này hàng năm là trung tâm của dịp lễ năm mới Campuchia và một vài lễ hội quan trọng khác. Với người dân Phnom Penh, ngôi chùa này rất linh thiêng. Và với mỗi du khách từ phương xa tới, nó là nơi nhất định nên ghé để có thể hiểu rõ hơn về thủ đô của xứ chùa tháp – đất nước của những kỳ quan.
Trần Việt Anh

(bài mình gửi đăng Vnexpress.net, vui lòng không copy nội dung và ả dưới mọi hình thức)

One thought on “Wat Phnom, ngôi chùa cổ kính nơi hình thành thủ đô Phnom Penh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết gợi ý

“Câu trả lời ngắn gọn nhất là hành động”

Có bao giờ lời nói, hành động, suy nghĩ của những người xung quanh khiến bạn cảm thấy không còn tự tin? Bao giờ những người đó chính là người xung quanh bạn? Nếu bạn đã và đang ở trong trạng thái đó, hãy để tôi kể cho bạn nghe về câu chuyện của tôi. […]

Tháng Tám 31, 2021

Trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Giải Phóng

1. Niềm đam mê du lịch của em có từ lúc nào? Chuyến đi lần đầu tiên của em là ở đâu? Niềm đam mê du lịch của tôi có từ lúc nào nhỉ? Trong ký ức lâu nhất mà tôi còn nhớ được, cũng là một giấc mơ tôi đã từng mơ rất nhiều […]

Tháng Tám 30, 2021

Bản nháp Lời tựa cuốn sách đạp xe 63 tỉnh thành Việt Nam

Năm 17 tuổi, đã có lúc, tôi nghĩ tới việc lao đầu vào ô tô để kết liễu cuộc đời mình, sau những lần chứng kiến những cuộc chiến tranh của Bố Mẹ, và đã có lúc tôi tham gia vào cuộc chiến ấy như một con thú với tất cả bản năng hoang dại […]

Tháng Tám 29, 2021

Đi như thế nhỡ hỏng xe thì phải làm sao?

Đó là một câu hỏi rất hay và cũng có nhiều người từng hỏi mình câu đó. Phải làm sao nhỉ? Mình có cả một bộ dụng cụ sửa xe ở đằng sau chiếc balo, cờ lê, bộ vá xe được WETREK tài trợ, mình mua theo cả săm dự phòng để thay khi cần. […]

Tháng Tám 27, 2021

Cái duyên với Thiền viện Trúc Lâm

Tôi đói lả người, mệt, kiệt sức. Cố hết sức đạp đến chân Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên lúc đó cũng gần 7h tối, tôi nhìn thấy đường lên dốc cao hơn những con dốc dạng sóng nhẹ mà mình vừa đi qua, thấy nản. Khi đói, mệt, thêm với sợ tối, tôi đã […]

Tháng Tám 26, 2021