Du lịch bụi Phnom Penh (3): Bảo tàng quốc gia và Tuol Sleng, bảo tàng diệt chủng

Ngày thứ 3 lang thang ở Phnom Penh chắc sẽ là ngày buồn nhất trong những ngày du lịch bụi Campuchia của mình. Bạn có thể xem ngày thứ 2 ở Phnom Penh của mình tại đây Bảo tàng quốc gia Campuchia Điểm đến đầu tiên của mình là bảo tàng quốc gia Campuchia (National […]

Trần Việt Anh Tháng Chín 21, 2015

  • Chia sẽ:

Ngày thứ 3 lang thang ở Phnom Penh chắc sẽ là ngày buồn nhất trong những ngày du lịch bụi Campuchia của mình. Bạn có thể xem ngày thứ 2 ở Phnom Penh của mình tại đây

Bảo tàng quốc gia Campuchia

Điểm đến đầu tiên của mình là bảo tàng quốc gia Campuchia (National Museum), nó nằm ngay gần hoàng cung, đi ở quảng trường hoàng cung bạn sẽ thấy ngay nó, cái tòa nhà màu đỏ to tướng với nhiều hoa văn uốn lượn. Nó đó, 3$ (hay 5$ nhỉ, mình quên mất tiêu rồi) vào cửa. Bảo tàng này được xây năm 1928, bởi George Grosiler – họa sĩ, nhà khảo cổ học người Pháp. Tòa nhà này cũng là một sự pha trộn tài tình giữa kiến trúc Campuchia và Pháp. Bạn có thể hình du nó là bốn dãy nhà xếp thành một khối hình vuông, ở giữa là khoảng sân vườn thoáng mát, nơi này thật trong lành, bốn góc có 4 cái hồ thả đầy cá.

Đây là nơi lưu giữ những tác phẩm điêu khắc, cổ vật từ thời tiền Angkor (Angkor Wat – kỳ quan thế giới ấy). Đa số bằng đá, một số khác bằng đồng. Có những tác phẩm từ thế kỷ 6, mình không hiểu rằng khoảng 1400 năm trước tại sao họ có thể làm ra những tác phẩm tinh xảo đến thế. Mà ngót nghét vài trăm đến cả nghìn năm mà nó vẫn tồn tại được đến bây giờ. Với mình, một thằng đã từng lang thang ở bảo tàng Chăm-pa ở Đà Nẵng (bạn có thể xem bài viết đấy của mình ở đây) thì nơi này khá thú vị. Chỉ tiếc một chút là mấy tấm biển ghi chú hầu hết viết bằng tiếng anh, nên việc đọc của mình hơi lâu. Hầu hết số cổ vật ở trong bảo tàng này liên quan đến tôn giáo. Được sắp xếp theo từng thời kỳ, đi một vòng theo chiều quay của kim đồng hồ, bạn sẽ đi qua từ những thời kỳ sơ khai nhất, cho đến hiện tại. Qua đó mình tìm hiểu được là tôn giáo của người Campuchia ban đầu là tín ngưỡng Bà-la-môn (Hinduism), bằng chứng là họ thờ những vị thần của Bà-la-môn như Vishnu, Shiva và Brahma (hay còn gọi là Chúa ba ngôi, 3 vị thần tối cao của Hindu). Vị thần Hindu được thờ nhiều nhất thời đấy là Vishnu, thần bảo tồn. Kế đến là Shiva thần hủy diệt và thần Brahma (thần sáng tạo). Sau thời kì đó bắt đầu thấy xuất hiện những tượng Phật Thích Ca đầu tiên. Rồi dần dần các vị thần Hindu được thay thế. Cuối cùng Phật giáo thịnh hành nhất ở Cambodia.

 

 

Những họa tiết điêu khắc mềm mại, thanh thoát trên đá. Được tạo ra cách đây ngót nghét nghìn năm.

Tượng thần  Vishnu bằng đồng trong tư thế đang nằm ngủ.

Tượng thần Vishnu chỉ bị gãy hai cánh tay.

Theo cảm nhận của cá nhân mình thì nơi này đáng để tham quan, cùng với cụng di tích cung điện hoàng gia, chùa Bạc, gói gọn trong một buổi là đủ.

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng, nơi khơi dậy nỗi đau mất mát, nhắc nhở về một thời kỳ đen tối

tuol sleng s21cambodia

Mình đạp xe đến đây, ấn tượng ban đầu nhìn nơi này giống với một khuôn viên trường học. Hôm đầu tới Phnom Penh, mình có nói chuyện với một chú lái xe tuk tuk, chú chỉ vào địa điểm này và nói đây là họ (Khmer Đỏ) giết người. Những gian phòng, tối, không có bàn ghế. Phòng tầng một nhỏ, mình nghĩ là nơi làm việc của ban giám hiệu, bên trong có đặt những chiếc giường sắt (kiểu ngày xưa ấy), phòng một, phòng hai, qua tới phòng ba vẫn thế, tới phòng tiếp theo vẫn vậy, thêm ở trên đó là một hộp đựng đạn tiểu liên và bức tranh đen trắng, có một người đàn ông cả da thịt bóng nhẫy đang nằm trên chiếc giường, máu lênh láng. Nơi này đã từng là một ngôi trường trung học, Khmer Đỏ đã đóng cửa và sử dụng nó làm nhà tù để giam giữ, tra khảo tù nhân. Chúng nói không cần phải học. Tất cả rời thành phố về nông thôn lao động. Ở hầu hết các phòng đều có những lỗ thủng được đục ở góc nhà để thoát nước, mình nghĩ đã từng có rất nhiều máu đổ ở đây và chúng phải làm cách nào đó để cho chúng chảy đi. Dãy nhà thứ hai chứa đầy tranh ảnh nạn nhân. Khmer Đỏ đã chụp ảnh những người đến đây làm hồ sơ phạm tội, dù họ chưa từng vi phạm pháp luật. Hầu hết họ là nhà giáo, bác sĩ, những người có học, những người biết ngoại ngữ… có khả năng phá hủy kế hoạch của Pol Pot đều bị đem đến đây. 20.000 người. Chúng cho xây nhanh những ngăn nhỏ để nhốt từng người. Một số phòng tập thể. Những phòng còn lại được dùng để tra tấn. Dụng cụ tra tấn là những vật dụng đơn giản nhất: dùng kìm kẹp đầu vú, cho tay vào hộp đạn và dập mạnh, dùng roi đánh, nhúng đầu vào thùng nước dơ bẩn (dùng để tưới phân cho cây ngoài cánh đồng)… chỉ nhằm một mục đích, bắt tù nhân nhận những tội họ chưa từng làm. Sau đó chúng chụp ảnh họ và gửi đi Killing Fields để hành quyết (mình sẽ viết về Killing Fields sau phần này). Có một giãy lớp học làm mình buồn gai góc. Chúng được bịt kín bởi hàng rào dây thép gai. Có cái gì đó vừa tương đồng, vừa mâu thuẫn giữa nhà tù và trường học. Buồn hơn nữa là khi mình đến dãy nhà cuối cùng, nơi có những bức ảnh nạn nhân được trưng bày. Họ được đánh số ở ngực, có rất nhiều khuôn mặt, nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Có đôi mắt hờ hững, có đôi mắt ngạc nhiên, có những người căm phẫn, có sợ hãi… và có cả những đôi mắt hồn nhiên ngây thơ của những đứa trẻ, thậm chí có đứa còn cười khi được chụp ảnh. Dường như họ không biết có chuyện gì đang xảy ra ở S-21, không thể biết có điều gì đang xảy ra ở Phnom Penh, chỉ biết họ bị chuyển đi, bị chia tách khỏi ra đình. Và 20.000 người ở đây, còn 7 người sống sót, đó là 7 người biết vẽ và tạc tượng, Pol Pot giữ họ lại để tạc tượng cho hắn. Số còn lại, chết không sót người. Quân Khmer Đỏ thật sự chuyên nghiệp với những khẩu hiệu “nhổ cỏ nhổ tận gốc” hay “thà giết nhầm người vô tội còn hơn bỏ sót”… Đó là một ngày buồn ghê gớm khi thấy những hộp sọ nằm trong tủ, một vài trong số đó có lỗ thủng to do bị đập búa, đóng đinh, một vài cái sương hàm mất một vài chiếc răng ở giữa. Sau buổi này mình quyết định đi tiếp đến Killing Fields, nơi cuộc hành quyết diễn ra. Đây chẳng phải đất nước của mình, chẳng phải người thân, không phải bè bạn, nhưng có cái gì đó buồn ghê gớm.

Một vài hình ảnh bên dưới để bạn có thể hình dung nếu mình tả kém quá. Và bạn vẫn còn một buổi chiều nữa để đến Killing Fields, nhưng bạn cần một chiếc xe máy, hoặc tuk tuk để đi vì nó cách thành phố 15km. Nếu đến Phnom Penh, bạn có thể bỏ qua bất cứ địa điểm nào, nhưng nhấ định đừng bỏ qua Tuol Sleng và Filling Fields.

(Còn rất nhiều hình ảnh khác, đáng sợ hơn, nhưng mình tôn trọng ban quản lý, họ không muốn những hình ảnh ấy được chụp lại. Nhưng dụng cụ tra tấn, ảnh nạn nhân, hộp sọ người đã chết…)

Tiếp đến là Killing Fields, một trong rất nhiều điểm hành quyết ở Campuchia. Nơi khoảng 20.000 người đã đến và không bao giờ rời đi, và một buổi tối lang thang ở Campuchia (khu chợ đêm, phố tây mới…)

Phần tiếp theo (ngày thứ 4) Killing Fields, nơi tưởng nhớ nạn nhân diệt chủng Khmer Đỏ

One thought on “Du lịch bụi Phnom Penh (3): Bảo tàng quốc gia và Tuol Sleng, bảo tàng diệt chủng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết gợi ý

“Câu trả lời ngắn gọn nhất là hành động”

Có bao giờ lời nói, hành động, suy nghĩ của những người xung quanh khiến bạn cảm thấy không còn tự tin? Bao giờ những người đó chính là người xung quanh bạn? Nếu bạn đã và đang ở trong trạng thái đó, hãy để tôi kể cho bạn nghe về câu chuyện của tôi. […]

Tháng Tám 31, 2021

Trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Giải Phóng

1. Niềm đam mê du lịch của em có từ lúc nào? Chuyến đi lần đầu tiên của em là ở đâu? Niềm đam mê du lịch của tôi có từ lúc nào nhỉ? Trong ký ức lâu nhất mà tôi còn nhớ được, cũng là một giấc mơ tôi đã từng mơ rất nhiều […]

Tháng Tám 30, 2021

Bản nháp Lời tựa cuốn sách đạp xe 63 tỉnh thành Việt Nam

Năm 17 tuổi, đã có lúc, tôi nghĩ tới việc lao đầu vào ô tô để kết liễu cuộc đời mình, sau những lần chứng kiến những cuộc chiến tranh của Bố Mẹ, và đã có lúc tôi tham gia vào cuộc chiến ấy như một con thú với tất cả bản năng hoang dại […]

Tháng Tám 29, 2021

Đi như thế nhỡ hỏng xe thì phải làm sao?

Đó là một câu hỏi rất hay và cũng có nhiều người từng hỏi mình câu đó. Phải làm sao nhỉ? Mình có cả một bộ dụng cụ sửa xe ở đằng sau chiếc balo, cờ lê, bộ vá xe được WETREK tài trợ, mình mua theo cả săm dự phòng để thay khi cần. […]

Tháng Tám 27, 2021

Cái duyên với Thiền viện Trúc Lâm

Tôi đói lả người, mệt, kiệt sức. Cố hết sức đạp đến chân Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên lúc đó cũng gần 7h tối, tôi nhìn thấy đường lên dốc cao hơn những con dốc dạng sóng nhẹ mà mình vừa đi qua, thấy nản. Khi đói, mệt, thêm với sợ tối, tôi đã […]

Tháng Tám 26, 2021