Khám phá làng gốm Thanh Hà – Hội An

Cuối tuần vừa rồi mình cùng anh Lu và Tuấn – hai người bạn ở Hội An tới tham quan làng gốm Thanh Hà, lần đầu tiên đến đây mình thấy rất thích ngôi làng nhỏ này, nên sáng qua mình quay trở lại đây và dành thời gian trò chuyện nhiều hơn với người […]

Trần Việt Anh Tháng Tám 21, 2017

  • Chia sẽ:

Cuối tuần vừa rồi mình cùng anh Lu và Tuấn – hai người bạn ở Hội An tới tham quan làng gốm Thanh Hà, lần đầu tiên đến đây mình thấy rất thích ngôi làng nhỏ này, nên sáng qua mình quay trở lại đây và dành thời gian trò chuyện nhiều hơn với người dân trong làng.

Nói về làng gốm Thanh Hà, mình thích nơi này bởi sự yên tĩnh, người dân trong làng hiền hòa, đến đây không chỉ tìm hiểu về nghề gốm mà du khách còn được trải nghiệm tập làm gốm – một trải nghiệm thú vị không nên bỏ qua khi đi du lịch Hội An.

Video ghi lại buổi sáng lang thang ở làng gốm Thanh Hà của mình.

Ngôi làng bình yên bên bờ sông Thu Bồn

Làng gốm Thanh Hà cách trung tâm phố cổ Hội An 1,8km, cứ men theo bờ sông Thu Bồn về hướng quốc lộ 1A, qua chợ cá Thanh Hà là tới làng gốm. Khi đến đây mình bị ấn tưởng bởi ngôi làng nhỏ, nằm yên bình bên con sông Thu Bồn thơ mộng.

Trong làng yên tĩnh tới mức buổi sáng có thể nghe rõ tiếng chim hót ríu rít, tiếng bàn gồm rục rịch quay, và tiếng những nghệ nhân làm gốm đập miếng đất sét.

Lịch sử làng gốm Thanh Hà

Theo mình tìm hiểu, làng gốm Thanh Hà đã có tuổi đời trên 500 năm (năm 1516). Thời kỳ hoàng kim của gốm Thanh Hà là vào thế kỷ 17-18, khi thương cảng Hội An vẫn còn nhộn nhịp.

Nghệ nhân Nguyễn Ngữ đang trau chuốt cho chiếc chậu của mình. Trước đây công việc này là của phụ nữ, đàn ông được phân công những công việc nặng nhọc như vác đất, gánh củi, trông lò…

Gốm Thanh Hà là loại gốm bình dân, phục vụ đời sống hàng ngày, chủ yếu là chậu, hũ, bình đựng tiền tiết kiệm, ly, chén, gạch, mái ngói… Mái ngói ở phố cổ Hội An cũng được sản xuất tại Thanh Hà. Các sản phẩm này đều làm dưới dạng gốm thô, tức là nặn từ đất sét, phơi khô và nung trong lò chứ không được đầu tư về mỹ thuật.

Đôi bàn tay lấm lem, sự vất vả, cực nhọc của nghề gốm là một trong những nguyên nhân khiến người trẻ ở Thanh Hà không muốn theo nghề.

Không làm mới, không cải tiến theo kịp thị trường là một trong những nguyên nhân chính khiến gốm thủ công dần mai một. Không chỉ riêng Thanh Hà, ở Việt Nam có rất nhiều làng gốm cổ đã phải đóng cửa.

Một số sản phẩm gốm được trang trí mỹ thuật được bày bán trong gia đình cụ Được.

Mình đã từng ghé làng gốm Bàu Trúc của người Chăm-pa ở Ninh Thuận, làng gốm Phước Tịch ở Huế… các ngôi làng này cũng cùng chung “số phận” với làng gốm Thanh Hà – vì không theo kịp quy luật phát triển. Đến cả làng gốm Hiển Lễ (Vĩnh Phúc) – làng gốm cổ nhất Việt Nam được cho là có từ thời Hùng Vương cũng phải khai tử lò gốm cuối cùng vì sản phẩm không thể cạnh tranh với gốm công nghiệp. May mắn cho Thanh Hà là nằm gần phố cổ Hội An, nhờ có du lịch mà nghề gốm ở đây vẫn tiếp tục được bảo tồn.

 

Du lịch giúp duy trì nghề gốm

Điều đáng mừng và cũng là may mắn cho làng gốm Thanh Hà là Hội An có chính sách cụ thể để duy trì hoạt động của làng gốm. Ban quản lý du lịch ở Hội An bán vé tham quan giá 15,000đ cho một du khách tham quan, mỗi vé sẽ đổi lại một món quà từ làng gốm và tham gia trải nghiệm tạo gốm miễn phí. Hàng tháng số tiền bán vé sẽ được chia cho người dân trong làng – mình thấy đây là cách làm du lịch bền vững rất hay.

Nghệ nhân Được dù đã 94 tuổi nhưng hàng ngày vẫn biểu diễn cho du khách tham quan.

Lớp trẻ không muốn tiếp nối

Cụ Nguyễn Ngữ, một trong những nghệ nhân lớn tuổi nhất làng chia sẻ :”Con cháu trong nhà nhiều nhưng không ai theo nghề, bỏ đi làm phụ hồ, nhà hàng, khách sạn hết, chẳng đứa nào thích nghề này vì từ sáng tới tối phải dính đến đất lem nhem, vất vả”. Trong họ nhà ông, người trẻ tuổi nhất theo nghề là người cháu gái nay đã 40.

Cô cháu gái của nghệ nhân Nguyễn Ngữ là người trẻ nhất trong họ theo nghề, năm nay cô 40 tuổi.

Nghệ nhân già, người giữ nghề thổi hồi cho đất

Mình thích làng gốm Thanh Hà nói riêng, và nghề gốm nói chung bởi suy nghĩ, những nắm đất sét vô tri qua đôi bàn tay con người được nhào nặn, gọt giũa, nung qua lửa trở thành vật dụng hữu ích quả kì diệu. Tất cả đều từ tự nhiên.

Khi đến làng gốm Thanh Hà, mình ghé thăm nhà cụ Được và cụ Ngữ, hai nghệ nhân lớn tuổi nhất trong làng. Người nổi tiếng nhất làng gốm Thanh Hà là cụ Được năm nay đã 94, cụ làm gốm từ năm 13 tuổi, 81 năm cụ gắn bó với nghề gốm, nay ngôi nhà của cụ là nơi trưng bày-bán sản phẩm gốm, cũng là điểm tham quan được nhiều khách du lịch ghé tới nhiều nhất ở làng gốm. Các con gái, cháu gái cụ cũng có nghề gốm.

Đôi bàn tay của cụ Được và “tác phẩm” cụ sắp hoàn thành.

Cụ Được dù tuổi cao, sức yếu nhưng đôi tay cụ vẫn rất mềm mại. Nắm đất sét vô tri thế mà cụ chỉ cần khẽ chạm đã lập tức thành hình, cảm giác như cụ chẳng cần nhìn vẫn có thể làm gốm, hay nói cách khác, nghề gốm đã là một phần cơ thể cụ, đã ngấm vào trong từ tế bào cụ, đất và đôi tay cụ như là một, chỉ cần gặp nhau là có thể biến thành một điều gì đấy – hữu ích, tinh tế.

Nghề gốm là nghệ thuật, và người làm gốm là người nghệ sĩ

 

Gặp anh Trung Lê – người trẻ quay về với nghề gốm

Sau khi tham quan một vòng quanh làng, mình dừng chân ở nhà anh Trung Lê, người trẻ nhất trong làng theo nghề gốm. Anh Trung đã 32, mới quay trở lại làm nghề gốm cách đây 6 tháng, trước kia anh cũng rời làng đi làm ngoài như bao người trẻ khác.

Trung Lê đứng bên cạnh những tác phẩm tranh gốm của mình.

Anh Trung là người sáng tạo ra những bức tranh gốm. Dù sản phẩm mà anh làm ra vẫn ở mức thô sơ, nhưng qua câu chuyện anh kể :”Đã có một khách hàng người Việt đặt hàng một lô tranh gốm để trang trí cầu thang” là một tín hiệu đáng mừng cho anh, cho làng gốm Thanh Hà.

Buổi sáng ở Thanh Hà, mình gặp những người giữ cái hồn của nghề gốm ở Thanh Hà như cụ Được, cụ Ngữ thấy chỉ có tình yêu mới khiến con người ta gắn bó với một nghề (hay một điều gì đấy) suốt cả cuộc đời. Và ở anh Trung, mình thấy một tương lai hứa hẹn nhiều điều thú vị với nghề gốm ở Thanh Hà.

 

Khi gặp anh Trung, nhìn những bức tranh của anh mình nghĩ ngay tới việc kết nối anh với các bạn trẻ làm mỹ thuật, các bạn ấy có thể khiến những tác phẩm của anh, hay của gốm Thanh Hà sinh động, độc đáo, hấp dẫn hơn.

Kết thúc một buổi lang thang ở làng gốm Thanh Hà, với những điều thú vị. Mình được cụ Ngữ tặng một chiếc chậu về nuôi cá, giờ đang ngâm, chờ cho nước bay hết clo sẽ thả vài chú cá, vài cọng rong, thế là có một chậu cá đẹp.

Mình chụp ảnh cùng cụ Ngữ, trên tay là chiếc chậu cụ tặng mình.

(Thực ra chậu này người ta dùng để cho than vào, xông hơi cho “phụ nữ sau sinh” – tức là thấy thanh niên nào mua chậu này, người ta nghĩ ngay tới việc mua về cho vợ đẻ.)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết gợi ý

Hội An 24 giờ: Kinh nghiệm và lịch trình vui chơi từ A đến Z

Dù chỉ có một ngày ở Hội An, bạn vẫn có thể tận hưởng hành trình theo cách đầy đủ và thoải mái nhất. Bài review dưới đây sẽ tổng hợp những địa điểm và món ăn đáng nhớ không thể bỏ lỡ tại thành phố cổ quyến rũ. Phương tiện đi lại Nếu xuất […]

Tháng Sáu 9, 2021

[Review] Show thực cảnh Ký Ức Hội An có gì thú vị?

Ký ức Hội An là tên gọi của buổi biểu diễn thực cảnh lớn nhất miền Trung, một trong những show diễn giải trí bạn không nên bỏ qua khi đi du lịch Hội An và Đà Nẵng. Ký ức Hội An ở đâu? Ký ức Hội An nằm trong Công viên ấn tượng Hội An […]

Tháng Tám 2, 2018

Kinh nghiệm du lịch bụi Hội An, phượt Hội An tự túc 2017

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm du lịch Hội An tự túc, du lịch bụi, phượt Hội An 2017. Phố cổ Hội An được ví là Vince của Việt Nam. Danh mục tìm kiếm kinh nghiệm du lịch Hội An Đôi điều tôi biết về Phố cổ Hội An Du lịch Hôị An vào thời gian […]

Tháng Ba 2, 2015

Kinh nghiệm du lịch Hội An trong 24h

Bài viết này tôi sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm du lịch Hội An trong 24h của tôi.  Ngắm “di sản văn hóa thế giới” phố cổ Hội An buổi sáng sớm, tham quan những ngôi nhà cổ, ăn món cao lầu đặc trưng, đi thuyền trên sông Hoài, ngắm phố cổ về đêm… […]

Tháng Mười Hai 18, 2014

3 quán bánh mì ngon, nổi tiếng nhất Hội An

Bánh mì Hội An không chỉ nổi tiếng khắp cả nước, mà còn trên cả thế giới. Du khách biết tới bánh mì Hội An qua những cái tên như: bánh mì Phượng, Madame Khánh, cô Lành… Với những chiếc bánh mì luôn nóng, thịt và pate hảo hạng, nước sốt pha chế theo công […]

Tháng Mười Hai 14, 2014