Đi như thế nhỡ hỏng xe thì phải làm sao?

Đó là một câu hỏi rất hay và cũng có nhiều người từng hỏi mình câu đó. Phải làm sao nhỉ? Mình có cả một bộ dụng cụ sửa xe ở đằng sau chiếc balo, cờ lê, bộ vá xe được WETREK tài trợ, mình mua theo cả săm dự phòng để thay khi cần. […]

Trần Việt Anh Tháng Tám 27, 2021

  • Chia sẽ:

Đó là một câu hỏi rất hay và cũng có nhiều người từng hỏi mình câu đó.

Phải làm sao nhỉ?

Mình có cả một bộ dụng cụ sửa xe ở đằng sau chiếc balo, cờ lê, bộ vá xe được WETREK tài trợ, mình mua theo cả săm dự phòng để thay khi cần. Mình hy vọng là không phải dùng nhiều đến những thứ đó, nhưng thực tế thì không như thế, mình đã rất-rất-rất nhiều lần gặp sự cố với “người bạn đồng hành”, vì bạn ấy là một chiếc xe cũ, đã từng qua 3 đời chủ trước khi đến với tay mình, đã từng đưa chủ nhân đầu tiên của bạn ấy là một anh người Đài Loan đạp khắp miền Tây Nam Bộ, rồi đến tay anh Toản, anh Toản cho anh Tâm Ngô Đồng mượn để cùng anh Tâm đạp từ Sài Gòn ra Hà Nội, và tới tay mình, đi khắp Việt Nam, đi sang các nước Đông Nam Á… và đáng buồn là bạn ấy đã mãi mãi nằm lại ở Thái Lan trong một vụ tai nạn, vụ tai nạn này rất ít người biết và mình sẽ kể về nó vào một ngày nào đó khi chúng ta đến với Thái Lan.

Người bạn ấy đến với mình khi đã trải qua rất nhiều hành trình gian nan, nên bạn ấy hỏng hóc nhiều chỗ. Trước ngày lên đường 4 ngày, mình được anh Tâm Ngô Đồng cho mượn, vì mình thực tế không đủ tiền để mua xe, không xin được tài trợ, và mình đã nói với anh Lâm (người đã giúp mình rất nhiều trong chuyến đi đó) là không có tiền mua xe, đi xe đạp khung dựng em cũng đi. Nên khi mượn được bạn xe đạp từ anh Tâm mình mừng lắm.

Bác Hải, thợ sửa xe hơn 20 năm ở chợ trung tâm thành phố Việt Trì. Tôi mang theo 600k, sửa hết hơn xe hết 300k ngay sau ngày thứ 3 trên đường.

Thôi cháu cầm về treo làm kỷ niệm

Khi đến nơi anh Tâm đang ở nhờ tại Hà Đông, chao ôi, lần đầu tiên mình được ngồi lên một chiếc xe đạp có bộ đề (bộ chuyển động), cảm giác nó xịn lắm luôn. Mình đã rất vui, ngày cấp 3 mình được Bác tặng cho một chiếc xe đạp cào cào màu xanh mình đã vui mãi, và tự hào lắm, giờ mượn được một chiếc xe có hẳn bộ chuyển động, mình mừng quýnh.

Anh Tâm có nói em cần phải sửa qua trước khi đi vì trên đường anh cũng gặp một số vấn đề, sửa chưa được.

Được! Có xe là tốt rồi!

Mình nghĩ thế rồi đạp xe lên Lý Nam Đế tìm hàng sửa xe, chú chủ cửa hàng nói :”Thôi tốt nhất là cháu nên mang về treo làm kỷ niệm, chứ xe này không sửa được đâu, không đi được đâu!”.

Mình vẫn còn nhớ mãi câu nói ấy.

“Cháu không nghĩ thế!” – mình tự nhủ trong lòng rồi tiếp tục đi tìm những người thợ khác ở Lý Nam Đế, ở Chợ Trời, mọi người đều lắc đầu, hoặc có người báo giá rất nhiều tiền, trong khi mình vẫn đạp được, chỉ là nó không hoàn hảo. Và mình quyết tâm đi. Lời nói của chú chủ cửa hàng xe đạp trên phố Lý Nam Đế không những không làm mình nản lòng, mà còn tiếp thêm cho mình động lực.

Đến bây giờ mình nhận thấy điều chú nói cũng đúng: là chiếc xe đã hỏng hóc nhiều, đi sẽ khó khăn. Nhưng cũng chưa đúng, vì thực tế, mình vẫn có thể đi hơn 60 tỉnh thành Việt Nam với chiếc xe đó, đi sang cả Lào, Thái Lan. Mình học được bài học vô cùng lớn rằng :”Đừng quan tâm quá nhiều đến những lời nói của người khác, vì họ không phải người trong cuộc!”. Và từng sau lần đấy, mình đã hình thành một tính cách độc lập hơn về tư duy.

Và mình thấy quan trọng chúng ta nhìn nhận và tiếp cận vấn đề như thế nào.

Anh Đạt, thợ sửa xe ở Mộc Châu. Anh chơi xe đạp được 2 năm rồi, nhiệt tình và tốt bụng. Biết tôi đạp xe đi xuyên Việt, anh nói cho mượn đồ đi bao giờ quay lại trả cũng được, nhưng tôi không đồng ý. Anh còn dạy tôi sửa xích, sửa đề, sửa phanh. Tặng tôi cả 1 củ đề sau để mang đi phòng khi xe hỏng.

Những lần hỏng hóc

Như đã nói ở trên, mình gặp rất nhiều sự cố, vì ngay khi khởi hành mình đã được cảnh báo là chiếc xe này sẽ “không đi được đâu”, nào là hỏng bộ chuyển động (đây là phàn quan trọng gần nhất của chiếc xe), hỏng xích, hỏng dây phanh, hỏng đề… ôi đủ thứ trên đời. Và bạn biết không, mình đã học được cách sửa xe chuyên nghiệp luôn đó.

Học được gì từ những lần hỏng xe

Về việc hỏng như thế nào mình sẽ kể ở đâu đó trong những câu chuyện trên đường, nhưng thứ quý giá hơn cả mình nghĩ là mình đã học được gì sau những lần hỏng xe đó.

Giữa đường hỏng xe thì phải làm sao?

Hỏng thì tìm cách sửa!

Mình mang theo trong chiếc túi là bộ đồ vá xe mà WETREK tài trợ, mang theo cờ lê, săm dự phòng, bơm xe đạp đủ cả. Mỗi lần hỏng là mình vật người bạn của mình ra đường sửa.

Cái gì cũng có thể học được

Thời gian đầu đi mình sửa rất vất vả, nhưng càng về sau, mình càng chuyên nghiệp hơn, đó là khi mình học được từ những người thợ sửa xe cách họ làm. Mỗi lần đi sửa mình đều chủ động quan sát cách họ làm, và thậm chí mình hỏi xem vấn đề này là do đâu, thường xử lý ra sao.

Cũng may xe đạp là một phương tiện khá đơn giản, chúng ta chỉ gặp một số vấn đề nhỏ liên quan đến chuyển động, phanh, và một số vấn đề nhỏ nhỏ. Nhưng là nhỏ hay lớn, thì việc học cách để vượt qua vấn đề mình nghĩ luôn quan trọng. Và dù nhỏ hay lớn chúng ta đều có thể học được, chỉ là cái giá phải trả là bao nhiêu, thời gian thế nào, mình chủ động học hay bị động mà thôi.

Ở Thái Bình, quen anh Ngô Trung lúc đang trên đường đạp đi Nam Định. Hai anh em bắt chuyện, rồi anh rủ về quán anh uống nước, anh kiểm tra giúp xe trước khi đi. Về quán quen được anh Chiến cùng làm với anh Trung, hai anh giúp bảo dưỡng xe và tặng tôi chiếc yên touring, thay cho chiếc yên cũ. Đó là một ngày may mắn ở Thái Bình.

Mong rằng những thử thách, khó khăn không che khuất đi những điều tốt đẹp

Mình nghĩ bất cứ hành trình nào đều sẽ có những điều “không may” hay thử thách, mình luôn nhìn nhận vấn đề một cách tích cực, giống như hỏng xe, mình sẽ tìm ra một điều gì đó tích cực như :”Mình học được kỹ năng sửa xe”, dù nhiều lần, những sự hỏng hóc khiến mình mệt-phờ.

Và nếu chỉ nhìn thấy những vấn đề, thường là rất ít, chúng ta sẽ bỏ quên đi số đông tích cực còn lại. Nên mình sẽ chọn đằng nào cũng thế, nhìn tích cực luôn đi. Giống như thời điểm hiện tại cả Thế Giới đang phải đương đầu với dịch bệnh Covid19 trên toàn cầu, mình nhẩm tính hơn 300,000 người mắc Covid19 trên tỷ lệ 96 triệu dân, con số thực chất rất nhỏ (>0,3%) và tỷ lệ tử vong trên số ca cũng vậy, nhưng những điều tiêu cực chúng luôn khiến cho con người sợ hãi, và ngăn cản con người.

Cuộc sống của mình cũng nhiều điều không như ý muốn, mình từng trải qua những giai đoạn khủng hoảng ở tuổi thanh niên vì những biến cố gia đình, Bố Mẹ mình chia tay, nhiều thứ xảy ra mà mình không hề mong muốn nó, nhưng thay vì oán trách, mình luôn biết ơn những điều đó, biết ơn vì đã cho mình cơ hội, cho mình động lực, cho mình kinh nghiệm, trải nghiệm… để cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.

Và mình biết ơn việc hỏng xe dọc đường…

Ở Hạ Long, tôi được các anh chị clb Hạ Long giúp đỡ rất nhiều. Anh Thi (thứ 2 từ bên trái sang) là người tôi nhớ nhất ở clb. Chu đáo, nhiệt tình, tình cảm. Anh cho ở nhờ, tặng tôi mũ bảo hiểm, củ đề xe, bình nước, bộ sửa xe… cái gì tôi thiếu mà anh có là cho. Ở clb Hạ Long chắc anh gần tuổi tôi nhất, cùng chưa có gia đình nên dể gần hơn các chú, anh, chị có gia đình rồi. Cảm ơn anh rất nhiều, ông anh của em. Kế đến là anh Thắng, cựu chủ tịch clb xe đạp Hạ Long. Mới chỉ gặp tôi một lần, nhưng khi tới Hạ Long anh giúp tôi sửa lại xe, tặng tôi chiếc ghi đông xe touring của cậu con trai anh để tôi cùng tham gia với mọi người trong chuyến đạp đi Uông Bí. Ngoài cùng là anh Duy, anh cùng anh Thi, anh Thắng giúp tôi chữa bệnh cho con ngựa chiến già. Tất cả clb Hạ Long đều rất tốt, nhiệt tình, nhưng đặc biệt cảm ơn tới ba anh và anh Linh đã tặng em chiếc áo của clb nữa. Nhờ có mọi người giúp đỡ, nhờ chiếc ghi đông và củ đề mà em đã tiết kiệm được rất nhiều công sức trên đường.

Vì dạy cho mình bài học về sự chuẩn bị

Mình đã không có sự chuẩn bị tốt nhất cho một chuyến đi dài. Mình không hình dung ra những nơi mình sẽ đi qua, không hình dung ra khó khăn sẽ gặp phải, cũng không có đủ thời gian để chuẩn bị mọi thứ cần thiết.

Nếu được làm lại, và ngay cả bây giờ, mình mong mình sẽ rèn được thói quen chuẩn bị kĩ càng hơn, học những kỹ năng cơ bản như: lên kế hoạch (Bạn có thể xem hướng dẫn của mình về cách lập kế hoạch tại đây), qua đó sẽ giúp chúng ta có sự chuẩn bị kĩ lưỡng nhất.

Việc dành thời gian lập kế hoạch là vô cùng cần thiết, dù cho là bất cứ chuyện gì. Thú thật với bạn là giờ 30 tuổi mình cũng còn đang phải rèn lại thói quen này. Mình ước rằng những kỹ năng như thế được dạy nhiều hơn trong trường học, gia đình và xã hội: sự chuẩn bị tốt nhất giúp có được bất cứ điều gì bạn muốn một cách đơn giản nhất, tiết kiệm (nguồn lực) nhất.

Rằng trên đời có rất nhiều người tử tế

Vụ hỏng xe cũng dạy cho mình rằng trên đời còn nhiều người tử tế lắm. Như anh Đạt ở Mộc Châu, lúc mình đến chỗ anh sửa xe, anh cho mình nợ 50,000 VNĐ bao giờ có quay lại trả, anh chắc cũng nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ quay lại. Nhưng mình đã quay lại, đã tìm anh, để chứng minh rằng: sự tử tế khi trao đi sẽ luôn được đền đáp, và trên đời cũng có nhiều người tử tế.

Hay anh Phi, anh Thắng cùng các anh ở CLB xe đạp Hạ Long, khi thấy xe mình “cà tàng” quá đã tặng cho mình một bộ chuyển động mới, để mình không phải lên số bằng tay mỗi lần lên dốc, tặng cho mình chiếc ghi-đông xe đạp để mình có thể đổi tư thế cho đỡ mỏi, hay nhiều người khác từng giúp đỡ mình trên đường.

Hay anh Trung ở Thái Bình tặng mình chiếc yên xe đạp touring để ngồi cho đỡ đau mông và “bảo vệ thằng em của chú”. Nếu chiếc xe xịn quá chắc, nếu mình sang chảnh quá chắc không bao giờ được nhận những tình cảm ấy của mọi người.

Trang bị thêm cho mình những kỹ năng sống mới

Việc hỏng xe còn giúp mình có thêm nhiều kỹ năng sống, mình thấy đây là điều người Việt trẻ mình thiếu, chúng mình ít được học những thứ như thế trong trường lớp, khiến ra ngoài đời thường bỡ ngỡ. Một lần nữa mình mong rằng những kỹ năng thực tiễn, cần thiết cho các bạn trẻ được giảng dạy nhiều hơn.

Giờ cho mình sửa xe đạp mình vẫn tự tin sửa được đấy, vì hỏng xe nhiều quá rồi mà, mỗi lần gặp thợ là mình học, mỗi lần khó là phải tự tìm cách để vượt qua. Có lẽ những sự hỏng hóc ấy cũng rèn luyện cho mình sự lì lợm trước những thử thách trên đường đạp xe và cả đường đời.

(Bài hôm nay cũng dài rồi, mình sẽ viết tiếp vào ngày mai nhé, cảm ơn Trang Chu vì một câu hỏi rất hay)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết gợi ý

Tây Bắc chào đón tôi bằng những con đèo

Rời Hồng Đà, tạm biệt Tuân, tôi men theo sông Đà lên Hòa Bình, cảnh hai bên đường rất thanh bình. Trên đường đi tôi có ghé Tu Vũ, một địa danh lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Qua lời kể của anh Cường, một người dân ở Tu Vũ tôi biết rằng […]

Tháng Chín 11, 2021

May mắn là tôi đã không nghe theo lời chú sửa xe đạp ở Hà Nội nói…

Có bao giờ lời nói của những người xung quanh ảnh hưởng tới một quyết định nào đó, sau này khiến bạn phải hối hận? Khi tới Phú Thọ, ngày thứ 3 của hành trình tôi mang người bạn đồng hành đến một quán sửa xe đạp trong chợ Việt Trì, đó là lần đầu […]

Tháng Chín 11, 2021

Thử thách xin ngủ nhờ người lạ ở đồng bằng lần đầu tiên!

“Sau này lớn lên nhớ đi hết Việt Nam em nhé!” Tạm biệt gia đình chị Hằng, tôi hướng về phía Hòa Bình, đến đoạn … gần xã Hồng Đà tôi thấy một cậu bé đạp xe trên bờ đê gọi với xuống: CỐ LÊN ANH ƠI!!! Cảm ơn em, em tên là gì? Em […]

Tháng Chín 10, 2021

Những người bạn ở Phú Thọ giúp tôi sốc lại tinh thần trong những ngày đầu tiên

Tôi hơi shock sau ngày đầu tiên đạp xe, tôi thấy mình yếu dù đã tập luyện thể lực bằng cách chạy bộ trước đó một thời gian, nhưng chỉ mấy con dốc nhẹ như những gợn sóng nhỏ trên đường từ thị trấn Phúc Yên đi Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đã làm […]

Tháng Chín 9, 2021

Tại sao tôi lại có cái ý định “không bình thường” đó?

Tôi nhớ một lần xem tin tức trên Facebook blogger Đinh Hằng có chia sẻ về một cụ ông tên Derek, ông ấy bị ung thư và đang đạp xe vòng quanh Thế Giới đến chết, tôi đã bị ấn tượng rất mạnh bởi câu chuyện của người đàn ông đó. Tôi nghĩ trong đầu […]

Tháng Chín 8, 2021