May mắn là tôi đã không nghe theo lời chú sửa xe đạp ở Hà Nội nói…

Có bao giờ lời nói của những người xung quanh ảnh hưởng tới một quyết định nào đó, sau này khiến bạn phải hối hận? Khi tới Phú Thọ, ngày thứ 3 của hành trình tôi mang người bạn đồng hành đến một quán sửa xe đạp trong chợ Việt Trì, đó là lần đầu […]

Trần Việt Anh Tháng Chín 11, 2021

  • Chia sẽ:

Có bao giờ lời nói của những người xung quanh ảnh hưởng tới một quyết định nào đó, sau này khiến bạn phải hối hận?

Khi tới Phú Thọ, ngày thứ 3 của hành trình tôi mang người bạn đồng hành đến một quán sửa xe đạp trong chợ Việt Trì, đó là lần đầu tiên tôi tìm đến tiệm sửa xe trên hành trình của mình. Mà quên mất, tôi chưa kể cho bạn nghe về người bạn đồng hành đặc biệt của tôi phải không?

Người bạn đồng hành của tôi

Người bạn của tôi, như tôi đã kể với bạn, tôi mượn được cậu ấy trước khi khởi hành 4 ngày. Cậu ấy tên là Kanri, nghe nói tới từ Đài Loan. Trước khi đến với tôi cậu ấy đã cùng người chủ đầu tiên người Đài Loan đạp xe vòng quanh miền Tây Nam Bộ, sau đó anh ta bán lại cho người bạn của tôi – anh Toản, anh Toản lại cho anh Tâm Ngô Đồng (người cho tôi mượn xe) mượn để đạp từ Sài Gòn ra Hà Nội, sau đó anh Tâm cho tôi mượn, và cậu ấy đã cùng tôi rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam, đến khi đạp sang Thái Lan chúng tôi bị tai nạn và cậu ấy đã nằm lại trên đất Thái.

Người bạn đồng hành của tôi, phía sau lừng là hai túi đựng đồ: máy ảnh, đồ sửa xe, balo laptop, sách, nhật ký – phía trước là chiếc túi đựng vài bộ quần áo.

Không biết bạn có thắc mắc tại sao tôi gọi chiếc xe của mình là “cậu ấy” không? Với những người đạp xe đường dài như chúng tôi chiếc xe đạp là người bạn đồng hành, một mình một ngựa sắt, thậm chí những lúc cô đơn tôi còn trò chuyện cả với chiếc xe đạp của mình, và đó là một cách thú vị để tôi có thể kết nối những gì xung quanh bằng trí tưởng tượng của mình.

Trở lại với việc sửa xe, tại sao tôi đặt tựa đề chương này là “May mắn khi tôi không nghe theo lời chú sửa xe ở Hà Nội nói”?

Chuyện là thế này, khi tôi mượn được chiếc xe từ anh Tâm, cậu ấy đã ở trong tình trạng… hỏng hóc nhiều chỗ. Trục chuyển động gặp vấn đề nền bánh xe đi bị đảo, khiến cho bánh xe liên tục ma sát với bánh xe khiến xe đi chậm lại, bạn tưởng tượng như mình đang bon bon thì cứ mỗi vòng lại có một người kéo nhẹ mình lại, lực quán tính bị tác động và lại phải mất sức đạp tiếp. Một số nan hoa đã bị gãy, và củ đề hoạt động không ổn định.

Xe này không đi xuyên Việt được đâu cháu!

Ngay khi tiếp nhận cậu ấy tôi đã đạp lên phố Lý Nam Đế tìm tới cửa hàng sửa xe để sửa, tôi còn nhớ mãi buổi chiều hôm ấy, tôi sẽ không bao giờ quên cái khoảnh khắc đó. Sau khi xem xét một hồi chú chủ cửa hàng nói với tôi rằng:

– Xe này không đi được xuyên Việt đâu cháu!

– Nhưng anh bạn cháu đã đạp từ Sài Gòn ra đây…

– Đấy là anh bạn cháu, giờ nó hỏng nhiều quá rồi, thôi mang về treo lên tường làm kỷ niệm

Lời nói đó có phần làm tôi lo lắng, may mắn lắm mới mượn được xe đạp để đi mà giờ người ta nói với tôi rằng không sửa được. Tôi quyết định tiếp tục đi tìm hiệu sửa xe khác, khi trong túi chỉ còn đúng 1,000,000đ để đi đường.

Tôi lên chợ trời, chú sửa xe đạp gần đó cũng nói với tôi rằng chiếc này hỏng nặng, phải thay nhiều đồ, bla…bla, rằng không đi được. Nhưng tôi vẫn đang đạp được đấy thôi? Khi ấy tôi chẳng hiểu biết gì về xe đạp cả, nhưng tôi nghĩ mặc kệ, xe còn lăn bánh được là còn đi được. Nhớ tới lời nói của chú thợ sửa xe ở Lý Nam Đế tôi càng quyết tâm: “Cháu nhất định sẽ đi được!” và thực tế là tôi đã không nghe theo lời chú, tôi đã làm được điều mình tin tưởng (nhưng cũng khá nhiều thử thách về hỏng xe tôi sẽ kể cho bạn ở những phần tiếp theo).

Tôi nghĩ rằng mỗi người đều có một lăng kính khác nhau, với những người sửa xe chuyên nghiệp họ sẽ nghĩ rằng phải cần đủ điều kiện A, điều kiện B thì C mới có thể xảy ra, nhưng như việc khởi sự một dự án mới vậy, thay vì đợi đến ngày có đủ tiền (xe tốt), đủ kỹ năng, đủ mối quan hệ… mới bắt đầu làm, tôi chọn cách bắt đầu với những thứ cơ bản nhất và chấp nhận sẽ có những sự cố xảy ra và cải tiến dần trên đường.

Mỗi người có cách tiếp cận khác nhau và tôi thấy biết ơn rằng ngày đó mình đã đủ liều lĩnh để bắt đầu một hành trình dù biết trước sẽ gặp khó khăn mà không ngồi đó tưởng tượng và sợ hãi trước thách thức. Tôi nghĩ rằng tuổi trẻ là giai đoạn để trải nghiệm, để học hỏi, để phát triển bản thân, để va, vấp… trả giá sao cũng được miễn là đừng để mình chết (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng), đừng để mình mất sự tự tin, nhiệt huyết, niềm tin vào cuộc sống, vào chính mình và cũng đừng làm gì vi phạm pháp luật, trái với đạo lý là được.

Nếu quay lại tuổi 20, tôi sẽ sưu tầm thêm cho mình thêm những thất bại

Đợi đến khi lớn tuổi (sau 30), như anh Nguyễn Cảnh Bình (CEO Alpha Book) và các Thầy Cô đã chia sẻ lại với chúng tôi trong chương trình học bổng lãnh đạo trẻ ABG rằng: trước 30 hãy sưu tầm cho mình thất bại, đừng sợ thất bại, thất bại và học cho mình những bài học, vì trước 30 các em có sự dẻo dai, có sức mạnh để đứng lên làm lại, sau 30 độ đàn hồi kém đi, sẽ khó để làm lại từ đầu.

Trước khi nghe được những lời đó của các Thầy Cô ở ABG, khi 28 tuổi, khởi nghiệp công ty đầu tiên (trước đó tôi đã có những lần bắt đầu những dự án kinh doanh) mà chẳng có chút kiến thức bài bản nào, tôi đã thất bại, đốt hết số tiền hơn 300 triệu đi vay, cộng với những thất bại trước đó trong cuộc sống, mối quan hệ… tôi mất niềm tin vào chính mình tôi tiêu cực, tôi sợ hãi, đó là một khoảng thời gian vô cùn đen tối mà nếu như viết cuốn sách này từ năm 23 tuổi tôi đã không có cơ hội để kể nó với các bạn trẻ.

Nhưng may mắn cho tôi, khi kết thúc 3 tháng học bổng Lãnh đạo trẻ ở ABG, tôi hiểu ra vấn đề và thấy mình thật may mắn và giàu có, tôi lấy lại sự tự tin và lại là chính mình. WOW! Hóa ra mình rất giàu có mà mình không biết, tôi giàu có những thất bại, trải nghiệm và bài học trong cuộc đời, để tuổi 30 tôi tự tin, bắt tay vào nghiêm túc xây dựng sự nghiệp.

Bạn cũng vậy nhé! Đừng để những thất bại tạm thời làm chúng ta mất đi sự tự tin. Các triết gia vĩ đại đều đã nói rằng : “Mọi thất bại đều mang trong nó một hạt mầm thành công tương đương”, và thất bại là một tín hiệu để cảnh báo rằng bạn đang đi nhầm đường hoặc làm sai cách, nó thực ra là những thất bại tạm thời mà thôi, miễn là chúng ta còn sống, còn có sức khỏe, còn kiến thức, còn nhiệt huyết, còn niềm tin, chúng ta có thể làm lại từ đầu và vượt qua. Điều đáng lo ngại nhất không phải là chúng ta sẽ phải đối mặt với điều gì trong tương lai, mà việc chúng ta sợ hãi không dám đương đầu với những thử thách, khó khăn – chính cái khoảnh khắc khi chúng ta sợ hãi đó, năng lượng tiêu cực chiếm lấy tâm trí, và dần làm chủ con người. Tôi đọc được điều đó trong cuốn sách “Chiến thắng con quỷ trong bạn”, đó là một cuốn sách thú vị tiếp theo của Napoleon Hill.

Tôi nghĩ mình vô cùng may mắn khi tuổi trẻ đã nhảy lên chiếc xe đạp và lao vào những gian nan (như mọi người nghĩ), nhờ đó tôi có sự trưởng thành, nhờ đó tôi rèn cho mình sự thích nghi, nhờ chú sửa xe tôi chiêm nghiệm rằng : “Không phải điều gì mọi người nói đều đúng, đừng quá quan tâm tới những điều người-ta nói”, thay vào đó tự suy xét xem điều đó với mình thế nào? Việc mình làm có tổn hại đến ai không? Mục đích mình làm điều đó để làm gì? Mình có khả năng (hoặc tin) làm được hay không? Có sẵn sàng đánh đổi hay không? Mỗi người là một cá thể riêng biệt, là một thế giới nhỏ riêng biệt, không ai giống ai, đôi khi Bố Mẹ cũng không hoàn toàn hiểu con cái, ngay cả Bố Mẹ sinh ra và nuôi lớn mình nhiều khi còn đưa ra những áp đặt chủ quan nữa huống chi người ngoài.

Vậy nên, nếu được quay trở lại 10-15 năm trước, tôi sẽ tập cho mình thói quen: Tư Duy Độc Lập, Tự Làm Chủ Cuộc Đời Mình. Tôi sẽ không để những gì “người-ta-nói” ảnh hưởng đến mình. Tôi sẽ chủ động đối diện và chiến thắng nỗi sợ hãi (vì sợ hãi sẽ khiến chúng ta tiêu cực: mất hết năng lượng, sự tự tin, sáng tạo…). Tôi sẽ đối diện với thất bại một cách hiên ngang, và thậm chí chủ động sưu tầm cho mình những thất bại ở tuổi trẻ, với mỗi thất bại ấy tôi tìm ra những điều cần sửa, cần thay đổi và đó sẽ là những hạt mầm của thành công ở tương lai. Tôi nghĩ những người chưa bao giờ thất bại là những người chưa từng dám làm một điều gì ngoài vượt ra khỏi vùng an toàn, đó không phải cách sống mà tôi lựa chọn.

Thật may mắn là tôi đã không nghe theo lời chú chủ cửa hàng sửa xe đạp trên phố Lý Nam Đế…

Bạn có thể đọc các bài viết khác trong cuốn sách Đạp xe 11 nước Đông Nam Á: chặng 63 tỉnh thành Việt Nam của tôi tại đây: Mục lục nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết gợi ý

Tây Bắc chào đón tôi bằng những con đèo

Rời Hồng Đà, tạm biệt Tuân, tôi men theo sông Đà lên Hòa Bình, cảnh hai bên đường rất thanh bình. Trên đường đi tôi có ghé Tu Vũ, một địa danh lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Qua lời kể của anh Cường, một người dân ở Tu Vũ tôi biết rằng […]

Tháng Chín 11, 2021

Thử thách xin ngủ nhờ người lạ ở đồng bằng lần đầu tiên!

“Sau này lớn lên nhớ đi hết Việt Nam em nhé!” Tạm biệt gia đình chị Hằng, tôi hướng về phía Hòa Bình, đến đoạn … gần xã Hồng Đà tôi thấy một cậu bé đạp xe trên bờ đê gọi với xuống: CỐ LÊN ANH ƠI!!! Cảm ơn em, em tên là gì? Em […]

Tháng Chín 10, 2021

Những người bạn ở Phú Thọ giúp tôi sốc lại tinh thần trong những ngày đầu tiên

Tôi hơi shock sau ngày đầu tiên đạp xe, tôi thấy mình yếu dù đã tập luyện thể lực bằng cách chạy bộ trước đó một thời gian, nhưng chỉ mấy con dốc nhẹ như những gợn sóng nhỏ trên đường từ thị trấn Phúc Yên đi Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đã làm […]

Tháng Chín 9, 2021

Tại sao tôi lại có cái ý định “không bình thường” đó?

Tôi nhớ một lần xem tin tức trên Facebook blogger Đinh Hằng có chia sẻ về một cụ ông tên Derek, ông ấy bị ung thư và đang đạp xe vòng quanh Thế Giới đến chết, tôi đã bị ấn tượng rất mạnh bởi câu chuyện của người đàn ông đó. Tôi nghĩ trong đầu […]

Tháng Chín 8, 2021

Nhật ký hành trình chuyến đạp xe xuyên Việt

Lời mở đầu cho gần 7 năm chờ đợi. Bạn thân mến, Tôi biết ơn bạn vì đã dành thời gian đọc những dòng chữ này, để tôi có dịp được trò chuyện với bạn, kể cho bạn nghe về hành trình Tuổi Trẻ của tôi: với hai chuyến đi khám phá Việt Nam và […]

Tháng Chín 7, 2021