Làm thế nào để đi du lịch, trong khi bạn không có nhiều tiền?

Sáng nay thức dậy mình muốn viết một bài chia sẻ về vấn đề “làm thế nào để đi du lịch nhiều hơn, khi bạn không có nhiều tiền?”. Mình là người thích xê dịch, bắt đầu đi từ ngày còn sinh viên, từ những chuyến đi xe máy về Tây Bắc cùng anh chị […]

Trần Việt Anh Tháng Bảy 12, 2018

  • Chia sẽ:

Sáng nay thức dậy mình muốn viết một bài chia sẻ về vấn đề “làm thế nào để đi du lịch nhiều hơn, khi bạn không có nhiều tiền?”.

Mình là người thích xê dịch, bắt đầu đi từ ngày còn sinh viên, từ những chuyến đi xe máy về Tây Bắc cùng anh chị em ở xóm trọ, khi đấy mỗi người chỉ đóng góp 500,000VNĐ để đi chơi 3 ngày ở Mộc Châu cũng làm mình cháy túi.

làm thế nào để đi du lịch nhiều hơn
Xin chào, mình là blogger du lịch Trần Việt Anh (Ảnh chụp ở Indonesia – trong chuyến đạp xe qua 11 nước Đông Nam Á)

Cho đến bây giờ, mình đã check-in đủ 63 tỉnh thành Việt Nam và đặt chân đến 11 nước Đông Nam Á. Nhìn lại quãng đường đã đi qua, cùng với mong muốn chia sẻ với nhiều bạn trẻ để các bạn có thể đi được nhiều nơi hơn, mình viết series Kiếm tiền đi du lịch này.

Bài viết này dành cho ai?

Bài viết này mình dành cho các bạn trẻ – tự lập – muốn biết cách để có thể đi du lịch được nhiều hơn. Bạn có thể là một cô cậu sinh viên, cũng có thể là người đang làm việc văn phòng…vv

Chỉ cần bạn thích đi du lịch và muốn biết làm thế nào để đi du lịch được nhiều, kể cả khi không có tiền.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết liên quan: 11 lợi ích tuyệt vời mà du lịch đã đem lại cho mình

Giờ Việt Anh sẽ quay lại với chủ đề chính của bài viết nhé!

Làm thế nào để đi du lịch nhiều hơn, khi không có nhiều tiền?

Tiết kiệm tiền

Việc đầu tiên cần làm là hãy tiết kiệm, ngay hôm nay. Suốt quãng thời gian sinh viên, cho tới khi đi làm mình hầu như không mua quần áo mới. Mùa đông vừa rồi mình vẫn mặc lại chiếc áo khoác Adidas màu đỏ mua từ 2010.

Số tuổi của chỗ quần áo mình mặc thường là 2-3 năm. Kinh nghiệm của mình là mặc đồ đơn giản, không theo xu hướng nên có thể mặc từ năm này qua năm khác. Mình cũng hay mua đồ secondhand.

Đi Thái mình hay mua áo phông 80-100k, về Đà Nẵng mình mua 7 cái áo sơ mi hết 140k ở chợ Cồn. Đám bạn mình còn tợn hơn, chúng nó mua 5-10-20k/chiếc áo hoặc quần. Mình vẫn được liệt vào dạng “đại gia” của đám xê dịch dùng hàng secondhand.

người trẻ đi du lịch
Áo mình mặc là áo secondhand, do người bạn thân của mình tặng, giá 30k nha!

Mình ít đi ăn, không đi xem phim, không xem tivi, không mua sắm, đi xe bus đi học – đi làm. Nói chung, cả quãng thời gian trẻ của mình để dành tiền cho sở thích của mình: xê dịch.

Ngay cả khi đi du lịch, mình cũng tiết kiệm! Từ việc ăn uống, mình thường ăn quán bình dân, ngày sinh viên đi du lịch toàn ăn mì gói, cơm bụi, ở hostel, có quãng đi đạp xe xuyên Việt, xuyên Đông Nam Á mình toàn ngủ lều ngoài cây xăng, ngủ chùa, ngủ nhờ nhà dân, đồn công an, bãi biển, ngủ ven đường… đủ cả.

Điều mình muốn chia sẻ với bạn ở đây là: ai cũng có thể tiết kiệm được tiền để đi du lịch nếu thực sự thích đi và hạ bớt được nhu cầu của bản thân.

Tuy nhiên tiết kiệm cái gì còn tùy thuộc vào mục đích của bạn: đi để làm gì? nữa nhé! Nếu đi để khám phá văn hóa, con người bạn có thể tiết kiệm ăn ở. Những đi để khám phá ẩm thực bạn không thể tiết kiệm được rồi phải không nào!

Mẹo: bạn có thể làm một cái hộp tiết kiệm tiền du lịch, mỗi khi có tiền lẻ bỏ vào đấy. Hoặc đặt mục tiêu một tháng phải đi một nơi. Đi từ những nơi gần, dần dần cho tới xa. Tự bạn sẽ thích nghi và tiết kiệm được tiền để đi đấy!

Làm thêm

Nếu còn là sinh viên bạn nên đi làm thêm! Mình đi làm thêm ngay từ năm nhất, vừa để trải nghiệm, vừa có thêm tiền tiêu. Mình là đứa lười học nên suốt quãng thời gian sinh viên mình lao đi làm, tới khi bạn bè học năm cuối mình đã bắt đầu đi làm Marketing Online full-time ở công ty Viet-care chăm sóc sau sinh rồi.

Mình không khuyên bạn bỏ học đi làm thêm, nhưng mình nghĩ ai cũng cần tìm ra công việc mình yêu thích để học – làm – học cập nhật kiến thức. Như mình, mình học ngành kế toán, nhưng vì không đủ điểm học trường báo nên mình mới học kế toán thôi.

Mình thích viết – chơi hiphop và Marketing nên xin cộng tác ở một trang tạp chí thời trang đường phố. Website ngày đấy mình tham gia viết là clothingfreakers.com (giờ trở thành thương hiệu thời trang đường phố Freakers).

Sau đấy mình làm cộng tác viên cho một người bạn du học ở Anh về, làm không lương để học kiến thức Marketing Online từ bạn ấy. Sau đấy mình apply được vào vị trí part-time của trung tâm tiếng anh Ibest. Làm được một thời gian thì cậu bạn du học Anh rủ mình làm thời trang, chơi luôn, nghỉ việc cùng làm.

Và công ty tiếp theo trong quãng thời gian sinh viên mình làm là Viet-care, nơi đầu tiên mình làm fulltime, với chuyên môn Marketing Online – chưa từng học một ngày nào trong trường lớp. Trong quá trình học mình đầu tư học thêm các khóa học nâng cao chuyên môn như: bán hàng, marketing online, seo…vv

Câu chuyện mình muốn chia sẻ ở đây là gì: bạn nên tìm ra công việc mà mình yêu thích và theo đuổi nó. Hãy chủ động ở mọi tình huống. Luôn làm mới mình, nâng cấp giá trị của bản thân. Như mình, tất cả các cơ hội đến đều do mình chủ động tìm kiếm, chủ động gửi thư nộp CV, chủ động xin làm không nhận lương một tháng để học việc, chủ động học tập…vv

Và từ những lần chủ động ấy, bạn sẽ được sếp (hoặc khách hàng) trả thêm tiền, để có thể đi được nhiều hơn. Đi nhiều hơn vốn hiểu biết tăng lên, bạn thú vị hơn, về lại đi học, sếp và khách hàng lại phải tăng lương cho bạn.

Có một lần mình đi dự hội thảo ở Sài Gòn, một bạn sinh viên hỏi :”Anh! Em vừa học vừa làm, gia đình không khá giả, tự phải lo cuộc sống, nhưng em thích đi, em phải làm sao?”. Mình trả lời bạn ấy rằng :”Em giống hệt anh ngày còn đi học! Cứ đi em ạ! Làm thêm tiết kiệm tiền mà đi, nếu thèm đi quá thì vay tiền bạn mà đi, sau này về mình làm trả bạn sau!”.

Dù là sinh viên, hay người đi làm thì mọi người đều có một khoản phải chi trả cho tiền nhà – chi tiêu – bạn bè – sở thích… Vậy phải làm gì nếu đi làm thêm mà vẫn không đủ tiền đi du lịch?

Bạn có 2 cách: học thêm kiến thức chuyên môn để buộc sếp phải nâng lương (1) – làm thêm việc ngoài công việc văn phòng (2) hoặc nhảy việc. Mình vẫn thường khuyên bạn bè chọn phương án (1) và (2).

Nhưng mình lại là thằng chọn phương án (3). Công việc cuối cùng của mình cách đây 5 năm là làm trong team Marketing của Topica English, ngày đấy lương tháng tầm 7,5 củ khoai, mình nghỉ việc đi đạp xe xuyên Việt, ai cũng bảo điên… Sau quãng thời gian đấy mình đã có rất nhiều trải nghiệm thú vị, 5 năm rồi, mình đã khác trước rất nhiều – may mắn là khác theo hướng tích cực.

Tập kinh doanh buôn bán trên mạng

Dù là sinh viên hay người mới đi làm, bạn có thể bắt đầu bán bất cứ thứ gì bạn thích, nhưng mình khuyên nó nên là sản phẩm tốt và hữu ích với người dùng.

Mình khuyên là nên kết hợp với những sở thích, hay thế mạnh. Ví dụ bạn thích nhảy hiphop, bạn có thể bán quần áo hiphop, giày…vv

Nếu thích đọc sách, bạn có thể review và bán sách trên mạng. Nếu thích chơi đàn, bạn có thể bán đàn.

Không có vốn sao bán được? Bạn có thể bắt đầu từ việc làm cộng tác viên cho một cửa hàng, dần dần tích lũy, nhớ tiết kiệm, sau đấy bạn sẽ có thể tìm đầu mối giá gốc hoặc xin làm đại lý để bán thêm. Giờ mạng xã hội phát triển, kiến thức về kinh doanh online cũng được chia sẻ nhiều trên internet, bạn CHỦ ĐỘNG tìm kiếm nhé!

Còn về mình, nếu thích đi du lịch, mình từng cho thuê lều trại du lịch ở Hà Nội,thiết kế và bán áo phông du lịch.

Mẹo: có rất nhiều việc để có thể bắt đầu kinh doanh trên mạng, nhưng mình khuyên bạn nên kết hợp với sở thích.

Lý do thứ nhất: vì thích bạn sẽ làm nó vui vẻ, nhiều khi không nghĩ là mình đang làm việc nữa. Như mình có thể ngồi viết thâu đêm, chẳng nghĩ là đang làm việc.

Lý do thứ hai: khi làm việc liên quan đến sở thích bạn sẽ kết nối được với nhiều người trong cộng đồng của mình hơn là việc một anh chơi motor lại đi bán phụ kiện xe đạp trên mạng…vv Đại loại thế!

Tiết kiệm tiền

Giả sử bạn đã kiếm được tiền từ làm thêm, từ kinh doanh online rồi. Giờ mình sẽ làm gì? Mình sẽ tiết kiệm nhé! Nhét vào cái hộp quỹ đi của bạn, chi nó cho kế hoạch đi của bạn! Đừng quên tiết kiệm đấy!

Trở thành cộng tác viên báo chí

Có một công việc để các bạn thích đi, có một chút khả năng viết lách kiếm được tiền từ việc đi du lịch: đấy là trở thành cộng tác viên báo chí – hay người viết review du lịch (như mình).

Mình chọn xe đạp vì đây là phương tiện tiết kiệm – mang lại nhiều trải nghiệm thú vị. Vừa đi vừa cộng tác với Vnexpress.net – mình đã đi được 5 tháng vòng quanh Việt Nam.

Suốt quãng thời gian đi đạp xe xuyên Việt (2014) mình cộng tác với Vnexpress.net, đây là nguồn thu nhập chính trên đường của mình. Nhớ mình đã nói ở trên không: kết hợp sở thích với việc làm thêm! Vừa trau dồi được kiến thức, vừa có tiền đi du lịch, tại sao không?

Mẹo: để trở thành cộng tác viên báo chí không khó, rất nhiều bạn đã đọc bài viết 4 bước để trở thành cộng tác viên báo chí của mình và gửi bài cho Vnexpress.net, Zing.vn thành công rồi đấy!

Bạn có thể tham khảo tại: danh sách các bài viết mình từng cộng tác với Vnexpress.net để hiểu thêm về cách cộng tác với các đơn vị báo chí nhé!

Viết blog / review du lịch

Tại sao không chia sẻ lại chuyến đi của bạn với mọi người, trong khi việc đó có cơ hội giúp bạn được đi du lịch miễn phí – thậm chí được trả tiền để đi du lịch.

Bạn có thể đọc thêm bài viết: Niềm vui khi là 1 blogger du lịch ở Việt Nam để xem viết blog vui thế nào nhé!

Nhưng đừng mộng mơ: để trở thành một blogger du lịch đủ kinh nghiệm, đủ nổi tiếng để nhận được tài trợ của các start-up, các travel-agency bạn cần nhiều thời gian tích lũy. Hãy bắt đầu ngay hôm nay!

Mình trong một chuyến đi “công tác” – Divui.com và Wefego.vn trả tiền cho mình đi du lịch để viết bài. Đây có phải điều bạn muốn? – Không dễ dàng, không có gì là màu hồng đâu nhé!

Mẹo: xác định chủ đề viết rõ ràng, xác định mục tiêu, chọn hướng đi tránh trùng lặp nội dung với những người nổi tiếng là cách dễ nhất để bạn có thể “trở thành blogger du lịch nổi tiếng”. Nội dung độc đáo là cách tốt nhất để giúp bạn được nhiều người theo dõi!

Bạn có thể tham khảo bài viết: 13 blogger, kols du lịch nổi tiếng ở Việt Nam để tìm hiểu và học cách viết blog của các blogger du lịch khác nhé!

Tham gia các hoạt động tình nguyện

Đây cũng là một trong những cách để các bạn sinh viên đi du lịch được nhiều hơn. Có những nhóm tình nguyện ở vùng cao, tình nguyện viên tham gia có thể được hỗ trợ kinh phí nếu bạn đóng góp sức lực.

Ví dụ như nhóm Hoa trên đá của bọn mình: làm sân chơi tái chế và vẽ trường cho trẻ em vùng cao. Nếu các bạn tình nguyện viên đóng góp công sức chuẩn bị cho các hoạt động gây quỹ, hay làm sân chơi, vẽ lớp học…vv các bạn ấy sẽ được hỗ trợ kinh phí đi lại.

Hay các tổ chức tình nguyện nước ngoài như Intertional Cultural Youth Exchange.

Mẹo: Cơ hội là do chính mình tạo ra. Bí quyết tạo ra cơ hội là: CHỦ ĐỘNG. Tốt nhất, bạnnên chuẩn bị cho mình một kỹ năng nổi bật để hấp dẫn những tổ chức bạn đến.

Kết bài

Gói gọn lại trong bài viết, mình muốn chia sẻ với mọi người, để đi du lịch nhiều hơn các bạn phải làm việc – phải học tập – phải làm mới mình – phải chủ động. Dù bạn là học sinh, sinh viên, hay người đi làm… Làm việc và tiết kiệm, bỏ những thú vui khác nếu du lịch thực sự là điều bạn thích.

Kinh nghiệm chia sẻ trong bài viết này là những gì mình từng trải qua. Mình hy vọng thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn – đặc biệt là các bạn trẻ thích đi. Các bạn có thể email cho mình (vietanh@dulichbui24.com) nếu cần chia sẻ kinh nghiệm.

Mình không có nhiều thời gian dành cho tất cả mọi người, nhưng sẵn sàng đọc, trả lời, đi cafe cùng các bạn CHỦ ĐỘNG và câu chuyện của bạn có điểm gì đấy thực sự hấp dẫn.

Hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo!!!


Video chia sẻ 13 cách kiếm tiền từ đam mê du lịch, ai cũng có thể làm được!

Bạn muốn trở thành 1 travel blogger?

Tháng 11 năm 2020, Việt Anh đã bắt đầu tổ chức workshop 8 buổi, chia sẻ với các bạn lộ trình từng bước trở thành 1 blogger du lịch. Từ việc: tổng quan blogger du lịch là gì, làm gì? Cho đến chọn chủ đề, xây dựng content bền vững, cách nghiên cứu về độc giả, viết bài, tối ưu website chuẩn SEO (cái này thế mạnh của Việt Anh này), quay video blog đơn giản hiệu quả bằng điện thoại và kiếm tiền bằng việc đi du lịch với tiếp thị liên kết.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về workshop và đăng ký tại đây nhé: https://dulichbui24.com/travel-blogger

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết gợi ý

Những sai lầm đã mắc phải khi tôi là 1 travel blogger.

Hôm nay, tôi không muốn chia sẻ điều gì cả mà chỉ muốn nhìn lại một cách công minh những gì mình đã trải qua, những sai lầm mình đã gặp phải. Tại sao lại dùng chữ sai lầm? Tôi tạm định nghĩa sai lầm với tôi là những việc không đem lại niềm vui, […]

Tháng Sáu 16, 2021

5 mẫu theme phù hợp dành cho blogger du lịch

Bạn đang cần tìm một mẫu theme đẹp cho blog du lịch của mình? Trong bài viết này Việt Anh sẽ tổng hợp một số mẫu theme mà mình thấy ấn tượng cho blog du lịch để các bạn tham khảo nhé! Ba kiểu giao diện blog chính Có 3 kiểu giao diện chính: Giao […]

Tháng Sáu 15, 2021

Nếu bây giờ xây dựng lại một website như Dulichbui24, Việt Anh sẽ làm gì?

Hôm rồi Việt Anh chợt tự hỏi: nếu bây giờ bắt đầu xây dựng lại một website mới như Dulichbui24, mình sẽ làm gì? Trong một bài viết chia sẻ khác ở chuyên mục Phát triển du lịch bền vững, mình đã chia sẻ 9 ý tưởng giúp doanh nghiệp du lịch bứt phá không […]

Tháng Sáu 11, 2021

11 giá trị “không phải ai cũng biết” mà blog mang lại cho bạn!

Tại sao Việt Anh luôn khuyên bạn nên bắt đầu xây một kênh blog cho mình/doanh nghiệp của mình? Không cần nói nhiều chắc chúng ta đều biết blog/website là một kênh truyền thông vô cùng mạnh và quan trọng trong việc quảng bá, phát triển thương hiệu cá nhân hay doanh nghiệp. Tuy nhiên, […]

Tháng Sáu 10, 2021

Travel Blogger cần những thiết bị gì?

“Anh Việt Anh ơi, một travel blogger cần có những thiết bị gì?” Bạn thân mến, trong series bài viết trước mình đã chia sẻ về chủ đề: Travel Blogger là gì, làm gì? Hay lộ trình để trở thành Travel Blogger, tố chất cần có, những điều cần chuẩn bị về mặt kỹ năng, […]

Tháng Sáu 9, 2021