Hướng dẫn chi tiết cách sang Thailand (từ Việt Nam) bằng đường bộ

Bài viết này Việt Anh chia sẻ lại từ một người bạn, đây là kinh nghiệm và trải nghiệm của bạn ấy. Hi vọng sẽ có ích cho chuyến du lịch Thái Lan của bạn. Từ Việt Nam sang Thái Lan, các bạn phải đi qua nước thứ ba. Có hai cung đường cho các bạn. + […]

Trần Việt Anh Tháng Một 14, 2016

  • Chia sẽ:

Bài viết này Việt Anh chia sẻ lại từ một người bạn, đây là kinh nghiệm và trải nghiệm của bạn ấy. Hi vọng sẽ có ích cho chuyến du lịch Thái Lan của bạn.

Từ Việt Nam sang Thái Lan, các bạn phải đi qua nước thứ ba. Có hai cung đường cho các bạn.

+ Vietnam – Laos – Thailand

+Vietnam – Cambodia – Thailand

Các bạn xem qua Maps để hiểu thêm địa lí.

Nếu xuất phát từ Saigon thì các bạn nên đi cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh

Nếu xuất phát từ Hanoi thì các bạn nên đi cửa khẩu Cầu treo, Hà Tĩnh

Đây là hai cửa khẩu được chú ý phát triển về du lịch nên đường nhựa rộng, dân cư nhiều, khá an toàn. (Mình từng thử đi cửa khẩu Bờ Y, Kon Tum qua Laos, nhưng cảm giác không ổn, không ổn như thế nào thì mình sẽ mail cho những bạn muốn biết sau)

Các phương tiện di chuyển đường đến Thailand

1/ Xe đạp từ Vietnam sang Thailand

Như đi bộ, không cần xin giấy tờ gì, lái đến cửa khẩu, đóng dấu Passport rồi đạp tiếp.

2/Xe máy từ Vietnam sang Thailand

Bạn cần đăng kí xe máy cửa bạn. Đây là mình sưu tầm thông tin từ một bạn láy xe máy Đông Nam Á, khá phức tạp. Các bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi đi, để tránh rắc rồi.

Vấn đề mang xe máy qua cửa khẩu sẽ thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào chính sách các nước, vào từng chú CS biên giới/hải quan gặp bạn, vào tình hình chính trị, thái độ của bạn và khả năng đối ngoại/thuyết phục, giấy tờ mang theo, nên sẽ không phải luôn luôn đúng 100%. Các bạn nên tham khảo thêm trước khi khởi hành.

VỀ XE:  Để mang xe qua, tình hình chung thì hiện nay khu vực bán đảo Đông Dương việc mang xe qua các nước là đã rất dễ dàng.

-Cà vẹt xe bản gốc (đã có sẵn tiếng Anh trên cà vẹt xe), không cần phải dịch. Nếu xe chính chủ thì quá dễ dàng, họ không biết tiếng Việt nhưng vẫn nhìn thấy tên bạn trên passport và cà vẹt trùng nhau là okie. Nếu xe không chính chủ (vẫn có cà vẹt gốc) thì nên chuẩn bị thêm một tờ giấy ghi bằng tiếng Anh của chủ xe cho phép người này dùng xe của mình và được mang ra nước ngoài trong thời hạn nào cùng với bản sao passport hoặc CMND của người chủ cũ rồi đóng mộc kí tên lên blablabla…Cái này hên xui, xe không chính chủ khá khó xin qua nhưng không có nghĩa là không được.

-Bằng lái xe: bạn nào đổi bằng lái mới có tiếng Anh thì quá tốt, không thì có thể mang ra phòng dịch thuật công chứng của quận/huyện để nhờ dịch ra tiếng Anh và đóng mộc công chứng vào. Giá là 120k/bộ, ở TP.HCM ra 97 Pasteur, Q1 làm là nhanh nhất, 1 ngày là có. Cái này chữa cháy rất hiệu quả nếu không kịp đổi bằng lái nhé, bên Mã và Sing sẽ yêu cầu giấy này đó.

-Bảo hiểm mua tại nước sở tại:  Đại khái ý nghĩa của bảo hiểm này là bảo hiểm cho nạn nhân của nước sở tại, nghĩa là nếu bạn chạy xe bên đó và tông phải người nước đó, thì bảo hiểm này sẽ cover cho nạn nhân đó, một cách để bảo vệ người dân nước họ. Khi bạn đóng mộc qua ck và mang xe qua rồi, thì sẽ có quầy bán bảo hiểm và quầy làm giấy phép cho xe.

Giả sử bạn không biết hoặc tiếc tiền cứ đi thẳng thì người ta nhiều khi cũng không biết, nhưng nếu gây tai nạn, hoặc bị công an kiểm tra giấy tờ trên đường hay lúc mang xe xuất cảnh thì sẽ gặp rắc rối to đấy!!!

-Giấy lưu hành cho xe tại nước sở tại (International Circulation Permit-ICP) hoặcGiấy tạm nhập tái xuất cho xe: Cái này hải quan ở nước bạn nhập vào sẽ hướng dẫn để điền form xin giấy hoặc chỗ quầy bán bảo hiểm sẽ làm luôn. Xem chi tiết ở từng nước bên dưới ạ.

Ngoài ra, đối với xe oto/PKL hoặc khi ship xe máy/oto qua Indonesia bằng đường biển  thì có thể sẽ cần International Driving Permit – IDP hay “Bằng lái xe quốc tế” (thủ tục này mình không rõ, nhưng hình như không mất nhiều tiền, chỉ phải nộp đơn và đợi thôi, các anh chị nào biết vui lòng bổ sung ạ) và Carnet de Passage: một kiểu passport cho xe, ra vô nước nào thì sẽ đóng mộc vào hệt như đóng mộc hộ chiếu vậy.

3/Xe bus từ Vietnam sang Thailand

Từ Hanoi: Bạn ra bến xe Nước Ngầm, Quận Hoàng Mai. Mua vé đi, có hai cách cho bạn lựa chọn.

– Mua vé thẳng:  Vietnam – Thailand, giường nằm, giá vé rất cao, lại thay đổi liên tục tùy nhà xe, tùy lẽ, tùy lượt khách ( Nếu là người kém về kĩ năng du lịch bụi và có nhiều tiền, bạn nên chọn cách này cho tiện)

– Mua vé nối tuyến: Vietnam- Laos, Laos – Thailand. Giường nằm, giá vé Vietnam đến Laos là 550.000Đ đến 600.000 Đ. Vé từ Laos đến Thailand (bangkok) tầm 18$ đến 20$ tùy hãng.

Từ Saigon: Bạn lên quận Nhất , đường Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện,… Có rất nhiều hãng xe du lịch đi Thailand , chỗ này tiện nhưng bạn mất phí hoa hồng cho đại lý vé tầm 50.000 đến 100.000. Một cách nữa là bạn đến Lê Hồng Phong , quận 10, có rất nhiều xe đi Thailand , ở đây thì là hãng xe, nên không mất phí hoa hồng cho bạn.Như trên , từ Saigon bạn vẫn có 2 cách để đi đến Thailand.

– Mua vé thẳng: Vietnam – Thailand, giá tầm trên 50$, mỗi ngày đều có chuyến đi.

– Mua vé nối tuyến: Vietnam – Cambodia, Cambodia – Thailand. Vé từ Vietnam sang Cambodia là 10$, từ Cambodia đến Thailand là 20 đến 22 $, bạn tiết kiệm được rất nhiều.

*** Mình sẽ hướng dẫn cho các bạn kĩ cách đi từ Vietnam sang Thailand xuất phát từ Saigon qua cửa khẩu Mộc Bài theo cách nối tuyến. Đây là cách đi nhiều trải nghiệm, phù hợp cho các bạn có kĩ năng hoặc không có kĩ năng. Hi vọng các bạn sẽ tìm được lợi ích từ bài của mình.

1/Xuất phát

Các bạn sẽ xuất phát tại Saigon.

Thông tin một số nhà xe Saigon đi Cambodia giá rẻ mà chất lượng cao.

-Xe ghế ngồi, chạy ngày :

Từ Saigon, bạn có thể mua vé xe Open bus đi Phnompenh của các hãng xe: Mailinh, Kumho, Sapaco,…
Xe Mailinh
Giá vé xe khoảng 10usd/khách/chuyến, nếu mua vé khứ hồi sẽ được giảm 2usd (18usd/khứ hồi).
– Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng: 32 Nguyễn Cư Trinh, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, HCM.
Điện thoại tổng đài: 08. 39 20 29 29 – Fax: 08. 38 370 999
Phòng vé :
* 15 Đào Duy Anh, P.9, Q.Phú Nhuận – Điện thoại: 08. 38 477 888
* 31A/1 Hùng Vương, P.9, Q.5. – Điện thoại: 08. 38 304 982
* 64 Hai Bà Trưng, P. Bến Nghé, Q.1 – Điện thoại: 08. 38 29 79 79
* 209 Đề Thám, P.PNL, Q.1 – Điện thoại: 08. 38 360 888
* 400A Lê Hồng Phong, P.1, Q.10 – Điện thoại: 08. 39 29 29 29
* Ga Sài Gòn, 01 Nguyễn Thông, Q.3 – Điện thoại: 08. 35 260 888

– Tại Campuchia
Văn Phòng PhnomPenh:
391 Sihanouk Blvd (No 274) PhnomPenh City.
Điện thoại :(855) 23 211 888 Fax : (855) 23 229 999

Xe Kumho
Giá vé: 12usd/khách/chuyến
Liên hệ:
– Tại Thành phố Hồ Chí Minh
305 Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM
– Tại Phnompenh
số 345 Sihanouk (247st) Phnom Penh.

Xe Sapaco
Giá vé xe 11usd (hoặc 200.000đ)/khách/chuyến
– Tại Thành phố Hồ Chí Minh
* 500 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 3, Quận 3 – Điện thoại: 08.38322 038
* 325 Phạm Ngũ Lão, Quận 1 – Điện thoại: 08.39203 623
* 592 Cộng Hòa, Quận Tân Bình – Điện thoại: 08.38101 466
* 309 Phạm Ngũ Lão, Quận 1 – Điện thoại: 08.39206 878
* 16 Đặng Thái Thân, Quận 5 – Điện thoại: 08.38537 800
– Tại Campuchia
+ 188 đường 130 Phsar thmey III –Daunpenh Pnom Penh
* 309 Preah Sihanouk Blvd, Sangkat Veal Vong, Khan 7 Makara, Pnom Penh – Điện thoại: 023 210 300 – 023 210 324
+ 213 Đường 13, Phường Chey Chum Neas, Quận Đaun Penh, TĐ PhnomPenh – Điện thoại: 012.344089
+ 0667 National Road No.6, Siem Reap, Cabodia

Xe giường nằm, chạy ban đêm:

Hãng xe Vica Thai .Vica Thai có một chuyến duy nhất khởi hành vào lúc 23h45 từ khu phố Tây Phạm Ngũ Lão, giá vé 10usd (đi Phnompenh), 17usd (Siemriep), 19usd ( Sihanouk).
Chú ý: Du khách đi chuyến xe đêm phải nghỉ lại trên xe tại Mộc Bài hoặc Xa Mát chờ cửa khẩu mở cửa mới làm thủ tục xuất cảnh được.
Liên hệ  0169.4999.905 để mua vé (anh này người Cam nhưng nói tiếng Việt khá rành) và qua đường Lê Hồng Phong nhận vé .Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ với các công ty du lịch tại khu vực Pham Ngũ Lão để mua vé (giá không đổi).

– Các chuyến  xe chạy ban ngày bắt đầu lúc 7am, kết thúc lúc 3pm, mỗi tiếng có một chuyến

– Xe hãng sẽ chở bạn đến cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Bạn xuống làm thủ tục xuất cảnh. Nhà xe sẽ lo thủ tục nên bạn chỉ xếp hàng ,đợi gọi tên, rồi lên xe đi tiếp qua Cambodia. Lưu ý : Đồ đạc bạn cứ để trên xe, không cần đem xuống.

– Xe đến cửa khẩu Bavet, bạn lại xuống xe làm thủ tục nhập cảnh. Lúc này hải quan bên Cambodia có thể yêu cầu bạn nộp một số phí. Bạn nên hỏi lại phí gì, nếu nó chính đáng (thường là phí kiểm dịch 10.000/người) thì đóng, còn nếu họ không nói được phí gì thì nhất định không đóng. Bạn là người tri thức, không nên mất tiền “ngu” được.

– Thủ tục vào Cambodia cực kì dễ dàng, bạn tiếp tục được xe đưa đến Phnom Penh.

2/ Đổi xe

Đến Phnom Penh, tùy nhà xe, bạn sẽ được đưa về:

– Bến xe trung tâm gần bờ sông (hình như Mekong, mình chưa check thông tin, chỉ nghe người dân nói ): Tại đây sẽ có bán vé xe đi Bangkok, Thailand, bạn mua vé rồi đợi xe chạy. Xe đi Bangkok chạy đêm, từ 6pm đến 9pm, mỗi tiếng có một chuyến

– Bến xe của nhà xe : Một số xe chất lượng cao, họ có nhà xe riêng như Kumho, xe không ra bến xe tập trung mà dừng ngay nhà xe của họ. Bạn đừng bắt Tuk tuk hay xe ôm ra bến xe trung tâm vì như thế mất thêm phí. Bạn đi dọc con đường xe dừng, sẽ thấy rất nhiều hãng xe đi Bangkok (Giống như Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão ý) ghi tiếng việt và tiếng anh đủ cả. Bạn chọn hãng nào cũng được, vì như nhau, xe chạy đêm ,6pm đến 9pm mỗi giờ có một chuyến.

Note:

* Giá vé : 20$ đến 22$ tùy hãng xe.Nhớ hỏi là xe nằm hay ngồi. Thường thì là xe 45 chỗ.

** Giữ vé cẩn thận, đến biên giới Thailand, bạn cần nó để chứng minh đã trả tiền cho nguyên chặn Phnom Penh – Bangkok.

*** Các dịp lễ của Vietnam, thì bên đó vẫn là ngày thường, cho nên giá vé không tăng và không tăng, cũng không sợ quá tải .Các dịp lễ và tết cả người Khơ -me vé không tăng nhiều, nên cứ trả giá triệt để nhé (Mình từng đi vào tết “Té nước” của họ, lúc đầu nhà xe đòi 40$/người, mình không chịu, đi hỏi nhiều nhà xe, cuối cùng được giá 25$/người) Mình đi nhiều, chưa thấy chuyện chèn ép nhiều người như bên Vietnam. Nếu các bạn bị thì chắc do hên hơn mình, hơ hơ.

Xe chạy tầm 9 tiếng thì đến Poipet, cửa khẩu giữa Cambodia và Thailand.

Vì Thailand là nước chạy xe trái tay (bên trái, như Anh ý), nên đến đây, các bạn cần đổi xe để đi vào Thailand.

Phần này mình sẽ làm nổi lên để các bạn chú ý đọc kĩ tránh mất tiền “Ngu”.

Xe đến Poipet, nhân viên nhà xe sẽ yêu cầu bạn lấy hết đồ xuống vì bạn cần chuyển xe để vào Thailand. Họ kiểm tra vé bạn đã mua nguyên chặn Phnom Penh – Bangkok, rồi phát cho bạn cái card hoặc logo để dán lên người. Khi qua đến cửa khẩu Thailand, người nhà xe nhìn thấy bạn sẽ gọi. Cứ yên tâm, mình chưa bao giờ bị nhà xe bỏ bom cả trừ một lần bị nhốt 4 tiếng ở cửa khẩu Cambodia , lúc qua đến nơi thì hết xe đi Bangkok.Nguyên nhân thì mình sẽ nói phía bên dưới cho các bạn.

Vì lúc vào Cambodia, bạn đã được nhà xe làm thủ tục rồi, phần giấy khai đã bấm vào Passport, nên bạn chỉ việc xếp hàng, đợi đóng dấu xuất. (Đừng nhìn thấy một số người lấy tờ khai rồi ghi thì bắt chước).

* Lưu ý: Lúc này sẽ có một số người (nhà xe, người lạ, thậm chí công an) tiếp cận bạn vì họ biết bạn là người Vietnam, họ sẽ đưa cho bạn tờ khai bên Thailand và ngỏ ý giúp bạn ghi vào tờ khai đó vì sợ bạn không biết tiếng anh cộng với việc giúp bạn qua cửa khẩu mà không xếp hàng với giá vài trăm nghìn hoặc vài trăm bath (Tiền Thailand). Nếu thiếu thời gian và dư tiền thì cứ đồng ý, còn không thì từ chối nhẹ nhàng,Họ sẽ không chèo kéo bạn nữa mà tìm con mồi khác.

Đến lúc xếp hàng đóng dấu xong, công an Cambodia lại chơi cái kiểu chỉ riêng với người Vietnam là đưa đồng 100 bath hoặc 100.000 lên, ý nói bạn đưa tiền. Nhiều bạn không biết đã đưa vì nghĩ đó là phí đóng để qua cửa khẩu. Nhưng theo mình biết thì tiền đó công an gác cửa khẩu sẽ giấu riếng.Mình chưa bao giờ đồng ý đóng những khoảng tiền ngu này, và luôn sử dụng tiếng anh để nói chuyện với họ (mặc dù có nhiều công an sử dụng tiếng việt với mình) , mình muốn khẳng định mình có học thức và hiểu biết. Không dễ dàng xem thường mình được.

* Có một lần mình bị công an Cambodia giữ suốt 4 tiếng, họ không nói nguyên nhân, cứ nói Passport mình có vấn đề, mình hỏi vấn đề gì lại không nói, mình nhất định không chi tiền, cuối cùng họ nói là ” Tại sao lúc ở Singapore mình đi Malaysia có dấu vô Malaysia mà không có dấu xuất khỏi Singapore”. Thật ra, lúc ở Singapore, mình có qua Malaysia chơi 2 lần, và lần nào cũng không kiểm tra hộ chiếu sau khi được trả lại. Nguyên nhân là vì mình có Visa dài hạn ở Singapore, nên khi chưa hết hạn Visa họ sẽ không đóng dấu xuất ra ra khỏi nước họ.Các bạn nên kiểm tra kĩ Passport của mình sau khi vô hay ra bất cứ nước nào đó để tránh tình trạng không biết gì như mình.

Sau khi đóng xuất khỏi Cambodia, bạn đi theo dòng người qua Thailand, đoạn  đường này tầm 200m thôi, nhưng rất nhiều Casino , bùi mờ mù mịt, không khí khô nóng, khó chịu.

Dòng người chia làm 2 khi đến cửa khẩu Thailand.

– Những người Cambodia qua Thailand làm việc, sáng đi chiều về, họ nhận một cái thẻ sau đó túa ra nhiều hướng , cảnh tượng hỗn loạn.

– Những khách du lịch đi vào cửa khẩu để đóng dấu vào Thailand. Bạn đi theo họ, nhận tờ khai, ghi thông tin và xếp hàng đợi đên lượt.

* Lưu ý:

– Nhớ mua nước trước khi vô cửa khẩu Thailand, vì nhiều khi cửa khẩu này bị quá tải, hàng người đừng đợi cả trăm mét, tránh tình trạng bạn bị mất nước.

– Nếu lần đầu đi, bạn cứ nhòm khách tây, họ đi đâu mình đi đó là được.

– Gặp nhân viên hải quan, phong thái tự tin, thoải mái. Có thể họ sẽ hỏi một số câu, nhưng đơn giản, không cần quá lo lắng. Mình chưa bị show 700$ khi nào cả. Nếu bạn bị, chắc là bạn may hơn mình, hơ hơ hơ

Đóng dấu xong, bạn di chuyển ra khỏi cửa khẩu Thailand, chỉ cách nhau một tòa nhà, mà không khí khác hẳn. Thailand trầm tĩnh, nhẹ nhàng không xô bồ như ở Cambodia.

Bạn men theo lối chỉ dẫn ra khỏi cửa khẩu thì sẽ có rất nhiều người của hãng xe đợi bạn. Nếu thấy bạn có card hoặc logo, người nhà xe chủ động gọi bạn, những nhà xe khác sẽ không chèo kèo (Đây là cái mình thích nhất ở Thailand, con người rất ôn hòa). Nếu bạn không thấy ai rước mình, thì cầm card hoặc logo hỏi bất kì nhà xe nào, họ sẽ hướng dẫn bạn rất tận tình, thậm chí đưa bạn đến nhà xe của bạn. Đấy, người Thailand tốt lắm, hứa luôn.

Bạn sẽ được chuyển qua xe minivan 15 chỗ , mất 4 tiếng để về tới Bangkok, Thailand.

3/ Bangkok đón chào

Đến Bangkok, tùy hãng xe, bạn sẽ được đưa đến.

– Bến xe Mochit ở Chatuchak. Bạn xếp hàng, đợi bắt taxi về khách sạn.

-Bến xe của nhà xe ở khu trung tâm Pratunam.bạn bắt taxi về khách sạn.

* Lưu ý:

– Xin lại card điện thoại của nhà xe, để lúc về bạn gọi điện , nhà xe sẽ đến đón tận khách sạn.

Hi vọng những gì mình ghi trên sẽ cung cấp sẽ cho bạn những thông tin cần thiết cho chuyến đi thành công. Cảm ơn các bạn đã đọc.

Thông tin trong bài viết được chia sẻ lại từ Nuno Nguyễn, bạn có thể liên lạc với bạn ấy qua facebookNuno

Bạn có thể click vào đây đọc bài viết Kinh nghiệm du lịch Bangkok tự túc Việt Anh chia sẻ để biết cách tìm khách sạn, địa điểm du lịch, món ăn ngon ở Bangkok nhé!

31 thoughts on “Hướng dẫn chi tiết cách sang Thailand (từ Việt Nam) bằng đường bộ

  1. Anh ơi! Cho em hỏi vài vấn đề:
    1) Khi qua hải quan Thái mình có cần trình 700$ như báo chí đưa tin không ạ?
    2) khi đi từ Thái về Việt Nam, nếu em có đồ khoảng 20kg thì có sao không anh?
    Em cám ơn anh ạ!

    • Hi em,
      1/ Không cần mang 700$ đâu em, họ nói thế để làm khó và dọa dân lao động bất hợp pháp người Việt Nam. Em nói được tiếng Anh (1 ít) và tự tin, tươi cười khi làm thủ tục để họ “cảm thấy” em là người đi du lịch là em được qua.

      2/ Đồ em gửi lên xe không vấn đề gì. Nếu đi máy bay thì em mua hành lý ký gửi nhé!

  2. Anh ơi cho em hỏi vài vấn đề:
    – Tuyến xe đi thẳng Vietnam – Thailand xe giường nằm của nhà xe nào vậy ạ? Em search nhưng ko thấy!!
    – sắp tới em dự định dẫn gia đình (đa phần là người lớn tuổi và trẻ em ko biết tiếng anh) đi xe bus qua Thailand, như vậy khi qua cửa khẩu họ có làm khó dễ mình ko ạ?
    Cám ơn anh!!

  3. Chào anh em muốn xin email hoặc số điện thoại hoặc facebook anh để tham khảo chi tiết hơn được không? vì em sắp lên đường trong tháng mà còn khá nhiều thắc mắc?

  4. Anh ơi, anh chỉ chi tiết cách đi từ Hà Nội – Changmai thái lan giúp em được không ạ? e đang có kế hoạch đi vào cuối tuần này. Em cám Ơn ạ!

  5. Bây giờ em đi là lần đầu tiên hihi cái passport vẫn nguyên màu trắng. Vậy chắc sẽ suôn sẻ anh nhỉ? À nếu không rành tiếng anh vậy có sao không ạ?

    • Không rành tiếng anh người ta sẽ hỏi em nhiều, mà không rành tiếng Anh em đi ra nước ngoài không may lạc đường, hoặc gặp vấn đề gì em tính sao?
      Ít nhất cũng cần chuẩn bị cho mình một ít căn bản + cái smartphone dịch được em nhé!

  6. Anh cho em hỏi chút là nếu đi từ lào sang thái lan và từ thái lan sang Campuchia bằng đường bộ (xe khách) thì thủ tục nhập cảnh thế nào ạ? Em cám ơn ạ!

  7. Hi anh. Em sống ở barcelona. Đợt này có muốn về việt nam thăm nhà. E có đi cùng với 1 số người bạn tây về. E đang muốn tham khảo chi tiết hơn cách di chuyển từ Hà Nội đến Bangkok bằng xe bus ạ. A có thể hướng dẫn chi tiết hơn về chi phí, lộ trình và các hãng bus e có thể đi không ạ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết gợi ý

[Review] Chiang Mai: Đóa hồng nên thơ của phương Bắc Thái Lan

Khao khát trải nghiệm một Thái Lan vẹn nguyên nếp sống thong thả, bình yên? Không phố thị náo nhiệt như Bangkok nhưng đủ làm người ta say mê quên lối về? Vậy thì, Chiang Mai – đóa hồng “tỉnh giấc” ở phương Bắc đích thực là nơi dành cho bạn. Chi phí “cực ngọt”, […]

Tháng Sáu 12, 2021

Du lịch bụi Chiang Mai (Ngày 3) – Khám phá bản làng H’Mong ở Doi Pui

Sau ngày thứ 2 đi cưỡi voi và ngắm thành phố về đêm từ trên cao ở Doi Suthep, mình về ngủ một giấc ngon lành. Kế hoạch của ngày hôm sau là đi khám phá bản dân tộc H’Mong ở Doi Pui (trên đường đi Doi Suthep). Cá nhân mình thích đi đến những […]

Tháng Mười Hai 2, 2015