
Những bài học sau chuyến famtrip “Bức tranh thổ cẩm” cùng Đà Bắc CBT
Việt Anh và team @Wonderful Vietnam vừa kết thúc chuyến đi FAMTRIP: BỨC TRANH THỔ CẨM cùng @AOP Da Bac Cbt và các anh chị làm du lịch inbound (khách Quốc tế đến Việt Nam) với nhiều bài học thú vị. Mình chia sẻ nhanh với mọi người trong bài viết này nhé! 3 ĐIỀU […]
Việt Anh và team @Wonderful Vietnam vừa kết thúc chuyến đi FAMTRIP: BỨC TRANH THỔ CẨM cùng @AOP Da Bac Cbt và các anh chị làm du lịch inbound (khách Quốc tế đến Việt Nam) với nhiều bài học thú vị. Mình chia sẻ nhanh với mọi người trong bài viết này nhé!

3 ĐIỀU MÌNH ẤN TƯỢNG NHẤT TRONG CHUYẾN ĐI
1) Vẻ đẹp của các điểm du lịch cộng đồng ở Hòa Bình và Mộc Châu
– Đứng trên góc độ một người đã từng trải nghiệm nhiều sản phẩm du lịch nổi tiếng ở Đông Nam Á, mình đánh giá sản phẩm du lịch cộng đồng ở Việt Nam rất đặc sắc và còn mới với thị trường du lịch nội địa. Bà con trong nhóm làm sản phẩm được AOP (Action on Poverty) hỗ trợ đào tạo nên phong cách, dịch vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình, hiếu khác
– Đứng trên góc độ của người làm truyền thông: các sản phẩm này có nhiều chất liệu để sáng tạo. Các điểm đến với mình là rất mới. Mỗi điểm đều có câu chuyện, dấu ấn độc đáo của riêng mình và hầu như bà con, cùng AOP chưa khai thác để quảng bá hình ảnh đến với những người yêu du lịch trải nghiệm và văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.
– Đứng trên góc độ người tổ chức các chuyến du lịch kết hợp trải nghiệm và hoạt động cộng đồng: những địa điểm du lịch cộng đồng (CBT – Community Based Toursim) như AOP hỗ trợ rất tiềm năng với đối tượng khách thích hoạt động trải nghiệm, khám phá (như đã nói ở trên). Có thể kết hợp với các hoạt động cộng đồng, giúp cải tạo môi trường, cảnh quan, hỗ trợ về giáo dục…vv Mình hy vọng thời gian tới Hoa trên đá có thể kết hợp tổ chức các chuyến đi đến các điểm du lịch cộng đồng này, để các bạn tình nguyện viên có cơ hội được trải nghiệm và khám phá văn hóa.
2) Sản phẩm du lịch trải nghiệm càng ngày càng phát triển
Casestudy Airbnb gọi vốn được hơn 100 tỷ $ được anh Thành (Founder Vietnam Discovery) phân tích, và ví dụ sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa bán online mùa covid của chị Huệ (Founder Tumai Home – Ecopark Homestay) cho thấy du lịch trải nghiệm càng ngày càng phát triển, và mình thấy những trang như Airbnb, Traveloka, Klook, KKDay, Divui đã và đang đi trước đón đầu xu thế này.
Không chỉ các đơn vị tổ chức du lịch chuyên nghiệp, mà những cá nhân, những người yêu du lịch cũng có thể tự tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giới thiệu về cuộc sống, văn hóa nơi mình sinh sống đến với thế giới, qua Airbnb.
3) Thay đổi để thích nghi với tình hình Covid hiện tại
Câu chuyện thay đổi để thích nghi là điều tất yếu, các anh chị làm inbound (khách quốc tế đến Việt nam) phải chăng đã thống nhất với nhau cần phải thay đổi để thích nghi vì trong 1-2 năm tới chưa thể mở cửa đón du khách nước ngoài?
Các doanh nghiệp inbound còn đang vận hành đều đã xoay chuyển và tập làm quen với khách domestic (nội địa). Những doanh nghiệp không thích nghi đều tạm dừng hoạt động chờ Covid qua đi, nhưng chờ tới khi nào? Liệu có thể chờ 1-2 năm nữa?
CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ?
1) Xác định rõ tệp khách hàng mục tiêu
AOP và Đà Bắc CBT đã nhanh chóng thích nghi bằng việc tiếp cận khách hàng nội địa. Mình đề xuất/gợi ý: cần xác định rõ tệp khách hàng mục tiêu mong muốn hướng tới là ai? Phân khúc nào? Vấn đề, khó khăn, sở thích, nhân khẩu học của họ ra sao để tập trung.
Vì sản phẩm du lịch trải nghiệm, khám phá không phải nhóm khách hàng nào cũng phù hợp. Và cần tập trung nguồn lực (có giới hạn) để phục vụ và truyền thông cho một nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể, làm thành công nhóm này sẽ tự động hút những người ở nhóm khác tới.
2) Tận dụng các kênh truyền thông miễn phí
Hiện nay có rất nhiều group du lịch trên facebook có hàng trăm nghìn, tới cả triệu thành viên tham gia. AOP và Đà Bắc CBT có thể tham gia quảng bá trực tiếp trên các trang này. Và thiết kế các landing page để giới thiệu sản phẩm, nhưng lưu ý không public rộng rãi và đặt giới hạn phục vụ để tạo ra (hoặc giữ) chất luxury của sản phẩm (xem thêm ở bên dưới).
Tìm kiếm các gương mặt đại diện phù hợp ở địa phương để đào tạo làm nhân sự truyền thông trên kênh đại diện của Đà Bắc CBT (Fanpage/Youtube/Instagram/Tiktok…vv).
3) Kết hợp KOL/Influencer Marketing
Kết hợp với các Travel Blogger Việt Nam (nhóm thích trải nghiệm, khám phá văn hóa) giới thiệu về điểm đến, nhưng lưu ý không public thông tin, vừa để kích thích sự tò mò, vừa để giữ tính luxury, yên bình của điểm đến.
Mình và cộng đồng Vietnam Travel Bloggers & Youtubers sẵn sàng phối hợp.
4) Ứng dụng Luxury Marketing để giữ vẻ đẹp hoang sơ, yên bình
Một ví dụ về Luxury Marketing nổi bật là: tour thám hiểm Sơn Đoòng – không phải ai có tiền cũng mua được.
Luxury Service là những thứ xa xỉ, khác với cao cấp, Luxury không nhất thiết phải là giá cao.
Có thể ứng dụng Luxury giúp cho mỗi điểm du lịch cộng đồng không quá ồn ào, náo nhiệt, quá tải vì đón quá nhiều khách nhưng đảm bảo doanh thu cho các hộ dân tham gia làm du lịch và bảo vệ môi trường chung của cộng đồng (vốn rất yên bình).
Ví dụ Việt Anh chia sẻ về các điểm đến trong hình, nhưng mình không public địa điểm, địa chỉ, thông tin dịch vụ mà kết nối về website/landing page của Đà Bắc CBT (Ví dụ landing page này: https://hagiangtre.vn/tour-ha-giang-2-ngay-1-dem/). Khách hàng có nhu cầu sẽ điền vào form để được tư vấn, tour không public thông tin chẳng hạn.
Còn nhiều cách khác nữa để làm Luxury Marketing, nhưng trong giới hạn bài tổng kết mình xin phép không chia sẻ quá nhiều.
Kết bài
Trên đây là những điều mình ấn tượng (theo góc nhìn cá nhân) và ý tưởng mình tổng hợp sau chuyến đi famtrip cùng Đà Bắc CBT. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.