Đi du lịch Yên Tử, du xuân Yên Tử 2015

Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, khách thập phương lại tìm đến non thiêng Yên Tử để thưởng ngoạn cảnh đẹp như trong tranh thủy mặc và cầu chúc cho gia đình năm mới bình an. Mời bạn đọc bài Kinh nghiệm đi du lịch Yên Tử tại đây Núi Yên Tử cao 1068m, […]

Trần Việt Anh Tháng Hai 23, 2015

  • Chia sẽ:

Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, khách thập phương lại tìm đến non thiêng Yên Tử để thưởng ngoạn cảnh đẹp như trong tranh thủy mặc và cầu chúc cho gia đình năm mới bình an.

  • Mời bạn đọc bài Kinh nghiệm đi du lịch Yên Tử tại đây

du lịch yên tử

Núi Yên Tử cao 1068m, nằm trên ranh giới thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và thành phố Bắc Giang. Cách Hà Nội khoảng 130km và Hải Phòng khoảng 40km về phía Đông Bắc. Yên Tử là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trên khắp cả nước, nơi gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dòng Thiền đầu tiên của Việt Nam, được sáng lập bởi vị vua anh minh, tài đức vẹn toàn Trần Nhân Tông – người còn được gọi là Phật Hoàng.

đi yên tử

Mỗi năm Yên Tử đón hàng trăm nghìn lượt khách du lịch. Tuy lễ hội Yên Tử thường được tổ chức sau ngày mùng 6 (âm lịch), nhưng năm nào cũng vậy, bắt đầu từ ngày mùng 1 (âm lịch) đã có rất đông du khách thập phương ghé thăm Yên Tử lễ chùa. Theo như người dân kinh doanh ở khu du lịch Yên Tử cho biết, có những gia đình từ Hải Phòng, Hà Nội bắt đầu lên núi ngay sau giao thừa để đi lễ, bày tỏ lòng thành kính.

đi du lịch yên tử

Đoạn đường lên đến đỉnh thiêng (chùa Đồng) Yên Tử dài gần 6km, với hàng nghìn bậc thang đá trải dài. Du khách sẽ được tham quan tất cả 6 ngôi chùa rất cổ kính, lần lượt là chùa Giải Oan ở chân núi, tiếp đến là chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu và cao nhất là chùa Đồng ở độ cao 1068m. Tất cả các ngôi chùa này đều được xây theo kiến trúc chùa cổ của Việt Nam.

chùa giải oan

Cảnh quan trên đường lên đỉnh thiêng Yên Tử đẹp như tranh thủy mặc. Càng lên cao càng đẹp, không khí trong lành. Ở chân núi là tiếng suối Giải Oan róc rách, tương truyền khi vua Trần Nhân Tông quyết định lên Yên Tử tu hành, cung tần mỹ nữ tìm lên núi để khuyên người trở về nhưng không được nên đắm mình xuống suối tự vẫn. Vua cho lập chùa Giải Oan để thờ.

Lên cao hơn, trên đường lên chùa Hoa Yên du khách sẽ được đi qua rừng tùng cổ thụ (trên 700 tuổi) và rừng trúc. Tương truyền hai con đường này do vua Trần Nhân Tông mở, những gốc cây tùng cổ thụ là giống quý được đem về từ Ấn Độ, gần với nơi Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn. Cây tùng thân mọc thẳng, sống ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt, đại diện cho tính cách người quân tử bất chấp mưa gió luôn đứng vững, không bao giờ uốn mình. Hai con đường rừng tùng và rừng trúc này thể hiện phần nào tính cách của vị vua anh minh nhà Trần.

Bên cạnh những cây tùng cổ thụ, còn có những cây đại hơn 700 tuổi, quanh năm không ra lá, ra hoa, chỉ có rêu phong phủ kín thân.

Đặc biệt, trên núi Yên Tử còn có khu vực tháp cổ, trung tâm là ngọn tháp Huệ Quang lưu giữ xá lị của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Cùng với rất nhiều ngôi tháp cổ hàng trăm năm tuổi khác vây quanh.

Cao nhất, thiêng liêng nhất là ngôi chùa Đồng nằm ở độ cao 1068m. Để đến được đây du khách đã trải qua một quãng đường gập gềnh núi đá, qua bao gian nan, để rồi được đền đáp bởi không khí trong lành, mát lạnh, tươi mới. Nơi đây gần như quanh năm mây mù che phủ. Những ngày trời quang mây, đứng trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt khắp khu vực dãy núi Đông Triều trùng trùng, điệp điệp. “Đi đường mới biết gian lao – Núi cao rồi lại núi cao trập trùng – Núi cao lên đến tận cùng – Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.” – Trích bài thơ đi đường của Hồ Chí Minh.

Có nhiều du khách xoa tay, mài tiền… vào cột, chuông, khánh ở chùa Đồng với hy vọng “mang may mắn về nhà”.

Năm nay, lễ hội Yên Tử được tổ chức vào ngày 22 tháng 2 (mùng 10 âm lịch), với rất nhiều hoạt động đặc sắc. Lượng khách thập phương ngày mùng 3 tết rất đông, một số đoạn ùn tắc và chắc chắn sẽ còn đông hon nữa vào đúng dịp lễ hội. Du khách đi Yên Tử nên cân nhắc về thời gian và chuẩn bị sức khỏe tốt để chuyến du xuân đầu năm, tìm về với mảnh đất thiêng gặp nhiều may mắn.
Trần Việt Anh

(Bài viết được gửi đăng tạp trí tin nhanh Việt Nam – Vnexpress.net vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết gợi ý

Kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử, Quảng Ninh trong 1 ngày

Chùa Yên Tử  Chùa Yên Tử là một trong những ngôi chùa mình yêu thích nhất ở Việt Nam. Đây là nơi Phật Hoàng Trần  Nhân Tông chọn làm nơi tu hành, sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (dòng Phật giáo của Việt Nam). Chùa Yên Tử nổi tiếng rất linh thiêng. Yên Tử […]

Tháng Hai 13, 2016

Du lịch Yên Tử, hành trình về với đất thiêng Yên Tử

Có rất nhiều cuộc điện thoại gọi cho mình hỏi về kinh nghiệm du lịch Yên Tử, có những bạn gọi từ Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… Mình rất vui vì được giải đáp những thắc mắc của các bạn, cảm giác vui và khoái là lạ. Nó là động […]

Tháng Bảy 5, 2013