Gác Trịnh, góc dành cho người yêu nhạc Trịnh ở Huế

Ngày tôi đến Huế, nóng lòng tìm đến Gác Trịnh. Nhưng chẳng hiểu sao, tới tận ngày cuối cùng, khi chia tay Huế trong quyến luyến, chân nặng như ai buộc đá không nhấc nổi lên… thì tôi mới tìm đến Gác Trịnh. Gác (gọi tắt của Gác Trịnh từ đây) nằm ở tầng 2, số nhà 203/19, […]

Trần Việt Anh Tháng Mười Hai 3, 2014

  • Chia sẽ:

Ngày tôi đến Huế, nóng lòng tìm đến Gác Trịnh. Nhưng chẳng hiểu sao, tới tận ngày cuối cùng, khi chia tay Huế trong quyến luyến, chân nặng như ai buộc đá không nhấc nổi lên… thì tôi mới tìm đến Gác Trịnh.

gác trịnh

Gác (gọi tắt của Gác Trịnh từ đây) nằm ở tầng 2, số nhà 203/19, dãy nhà C, khu tập thể Nguyễn Trường Tộ. Đây từng là “một chốn đi về” của ông vào những năm 60-70 của thế kỷ trước. Và đó cũng là nơi Trịnh sáng tác những bản nhạc đầu tiên của mình.

Quanh đây nhiều cây long não. Không đúng! Khắp Huế toàn long não, cái cây mà Diễm đã bước đi dưới bóng của nó, Diễm bước đi trên lá của nó.

Ở Gác còn lưu giữ lại những kỷ vật của ông, cùng tranh ảnh lưu niệm bạn bè, gia đình ông tặng lại cho Gác. Chính những kỷ vật ấy đã làm nên một “không gian văn hóa Trịnh” có một không hai. Trong đó có những kỷ vật quý như ảnh của danh ca Khánh Ly gửi tặng, hay lá thư tình ông viết cho Dao Ánh… Tôi thích đọc bức thư này vô cùng, từng chữ ông dùng mềm mại thế sao mà “Ánh” không rung động.

Không gian tôi thích nhất ở Gác là gác xép ở cuối nhà, nơi khung cửa sổ nhỏ là bộ bàn ghế ông từng ngồi để sáng tác những bản nhạc đầu tiên. Tôi thích cái cửa sổ vuông vừa đủ sáng.

Gian nhà giữa quán là nơi treo nhiều tranh ảnh kỷ niệm của ông. Ông như vẫn còn ở đâu đó, trong không gian nhỏ, đậm chất Huế này.

Đây là lá thư tình ông viết cho “Ánh-tuổi-nhỏ” được bà Dao Ánh tặng lại cho Gác Trịnh.

Anh nhớ Ánh lắm mà ngôn ngữ thì quá chật hẹp, quá cũ kỹ không chuyên chở nổi sự nhớ nhung này. Nên anh đã nói đã nhắc mãi mỗi ngày mà vẫn chưa đỡ nhớ tí nào.”

Đúng, ngôn từ của ông chật hẹp, căn gác cũng không mấy rộng rãi. Nhưng trái tim ông rộng lớn vô cùng.

Vài bộ bàn ghế đơn sơ, khách để có thể ngồi ghế, ngồi bệt, ngồi ngoài hiên, trong nhà.

Lan can bên ngoài này cũng là nơi tôi rất thích. Trịnh Công Sơn có một bức ảnh chụp khi ngồi trên lan can này, Khánh Ly cũng từng ngồi trên gác này, không biết Diễm có từng ngồi ở đây không? Ngồi ở chỗ này có thể ngắm xuống phố Nguyễn Trường Tộ, ngay cây cầu bắc qua con kênh. Đây là nơi mà Trịnh Công Sơn ngồi ngắm hình bóng “Diễm” dưới hàng cây long não, mỗi lần “Diễm” tan học về, nơi ông “nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ”.

Trịnh Công Sơn từng nói “cái chết chẳng qua chỉ là sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống”. Sau sự đùa đợt cuối cùng ông ra đi, nhưng tình yêu mà người nghe nhạc và nhóm nghệ sỹ Huế dành cho ông vẫn ở đấy, nơi căn Gác nhỏ. Và nếu là người yêu nhạc Trịnh, có lần ghé thăm cố đô, bạn đừng quên căn gác nhỏ trên phố Nguyễn Trường Tộ, gần nhà thờ Phủ Cam.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết gợi ý

Vẻ đẹp rất Huế ở làng cổ Phước Tích

Nằm bên bờ Ô Lâu hiền hòa, cách quốc lộ 1A chỉ 1 km, ngôi làng nhỏ yên bình này xưa kia từng nổi tiếng với làng nghề gốm cổ truyền.   Làng Phước Tích thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là ngôi làng cổ thứ hai được […]

Tháng Năm 23, 2015