Review về bảo tàng điêu khắc Chăm-pa ở Đà Nẵng

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng là một điểm tham quan vô cùng hấp dẫn không nên bỏ qua khi đi du lịch Đà Nẵng. Đây là bảo tàng lưu giữ cổ vật Chăm quy mô nhất cả nước, nơi lưu giữ lại kí ức về một thời vàng son của nền văn hóa Chăm. Cá nhân […]

Trần Việt Anh Tháng Mười Hai 12, 2014

  • Chia sẽ:

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng là một điểm tham quan vô cùng hấp dẫn không nên bỏ qua khi đi du lịch Đà Nẵng. Đây là bảo tàng lưu giữ cổ vật Chăm quy mô nhất cả nước, nơi lưu giữ lại kí ức về một thời vàng son của nền văn hóa Chăm. Cá nhân tôi vô cùng ấn tượng với bảo tàng Chăm Đà Nẵng, ở đây lưu giữ một khối lượng cổ vật vô giá của nền văn hóa Chăm từ thế kỷ 6 sau công nguyên.

Nằm ngay trung tâm thành phố, ngã tư nơi giao cắt của hai con phố đẹp nhất nhì Đà Nẵng, đường 2/9 và Trưng Nữ Vương. Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng không cao, nhưng toát lên dáng vẻ cổ kính. Được khởi công xây dựng từ tháng 7 năm 1915 với sự giúp đỡ của nhà bác học người Pháp. Tới năm 1919 bảo tàng Chăm khánh thành, trải qua nhiều đợi tu bổ, bảo tàng hoàn thiện và giữ được hình dáng như ngày nay.

bảo tàng chăm đà nẵng

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng tuy thu mình sau những bóng cây và bức tường rào hai bên nhưng vẫn nổi bật với nước sơn vàng, kiểu dáng kiến trúc độc đáo được kết hợp từ phong cách Pháp và một chút kiến trúc Chăm. Con đường nhỏ dẫn vào bảo tàng trồng nhiều cây hoa đại, phía dưới là hàng chè tàu ngăn cách và những bải cỏ xanh. Ngay ở khoảng sân ban quản lý đã cho đặt những bức tượng điêu khắc Chăm bằng đá, kích thích sự tò mò của du khách.

bảo tàng chăm ở đà nẵng

Không gian một góc trong dãy nhà hai tầng phía sau mới được xây để trưng bày những cổ vật trong kho.
Nhìn bên ngoài du khách dễ lầm tưởng không gian bảo tàng nhỏ, nhưng sự thật ngược lại hoàn toàn. Không gian trưng bày của bảo tàng điêu khắc Chăm rất rộng, được chia thành các phòng trưng bày: Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mâm và các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Bình Định. Phía sau bảo tàng là gian nhà hai tầng mới xây, tầng một để trưng bày những cổ vật còn cất giữ trong kho, tầng hai trưng bày tranh ảnh, tài liệu về kiến trúc Chăm và các nền văn hóa khác ở khu vực Đông Nam Á.

bảo tàng chăm ở tại đà nẵng

Lớn nhất, nổi bật và quý giá nhất trong gian Trà Kiệu là đài thờ bằng đá được đặt chính giữa gian trưng bày.

Hiện nay bảo tàng Chăm Đà Nẵng lưu giữ một kho tàng vô giá gồm hơn 2000 cổ vật nền văn hóa Chăm, trong số đó có khoảng 500 cổ vật được trưng bày, số còn lại được ban quản lý lưu giữ cẩn thận trong kho. Ba trong số 2000 cổ vật là bảo vật quốc gia thuộc nền văn hóa Chăm, đó là Tượng Bồ Tát Tara, Đài thờ Mỹ Sơn E1 và Đài thờ Trà Kiệu.

bảo tàng điêu khắc chăm đà nẵng

Bên trên đài thờ Mỹ Sơn E1 đặt tượng hai vị thần Ganesha đầu voi mình người rất phổ biến trong Ấn Độ giáo.

Đài thờ Mỹ Sơn E1 là hiện vật tiêu biểu cho kiến trúc đài thờ của khu di tích Mỹ Sơn. Mỹ Sơn E1, phong cách mở đầu cho xu hướng bản địa hóa những yếu tố tiếp thu ngoại lai. Đây là một đài thờ Chăm duy nhất được tìm thấy có miêu tả nhiều nhân vật và cảnh sinh hoạt cùng cảnh tượng thiên nhiên, động vật, là căn cứ để nghiên cứu về đời sống tâm linh và đời sống xã hội của Chăm cổ đại, đặc biệt về quan hệ giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực thể hiện qua nội dung và phong cách nghệ thuật.

bảo tằng chăm ở tại đà nẵng 1

Hình ảnh những vị nữ thần và vú phụ nữ được sử dụng rất nhiều trong kiến trúc điêu khắc Chăm. Nền văn hóa Chăm tôn thờ thần Mẹ xứ sở. Ban đầu, khi mới tiếp thu tôn giáo Ấn Độ, thần Mẹ xứ sở được kết hợp với thần Bhagavati, vợ thần Shiva. Về sau thần Mẹ xứ sở được tôn vinh lên hàng tối cao với tên gọi là Uroja. Chữ Uroja trong tiếng Phạn có nghĩa là “vú phụ nữ”, người Chăm dùng để chỉ khái niệm người mẹ.

bảo tàng chăm

Ngoài hình ảnh phụ nữ, các hình ảnh các vị thần mang hình hài động vật, vị thần gắn với các nhân tố tự nhiên như nước, đất, lá, lửa… cũng được sử dụng rất nhiều trong kiến trúc điêu khắc Chăm.

bảo tàng chăm đà nẵng 2

Những bức tượng điêu khắc Chăm chủ yếu được làm bằng chất liệu đá sa cát, những hoa văn vô cùng tinh xảo, độc đáo cho thấy sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc Chăm thời bấy giờ. Ngoài ra các chất liệu đất nung và đồng cũng được sử dụng rộng rãi.

bảo tàng chăm đà nẵng 3

Nền văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng bởi Phật Giáo của Ấn Độ. Bức tượng Bồ Tát Taza được làm bằng đồng này là một minh chứng, đây là một trong những bảo vật quốc gia, một kỉ vật vô giá mà bảo tàng đang trưng bày. Bức tượng duy nhất đang trưng bày trong bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng được làm bằng đồng. Bồ Tát Taza, hay còn gọi là Đa-la Bồ Tát, tiếng Phạn là Tãzã. Đây là tên của một vị nữ Bồ Tát thường gặp trong Phật giáo Tây Tạng, dịch thành Độ Mẫu, Cứu Độ Mẫu – tức là “người mẹ cứu độ chúng sinh”.

bảo tàng chămpa đà nẵng

Đài thờ đức Phật, các vị Bồ Tát và đệ tử cũng là minh chứng cho sự phát triển và tầm quan trọng của Phật Giáo trong văn hóa Chăm.

bảo tàng chăm đà nẵng 7

Nhìn vào lượng khách có mặt tại bảo tàng có thể dễ nhận ra, bảo tàng Chăm không nhận được nhiều sự quan tâm của du khách Việt, nhưng lại rất dấp dẫn khách nước ngoài. Khách người Việt tới thăm bảo tàng chủ yếu là sinh viên và học sinh đi theo chương trình của nhà trường. Đây là nơi mà các cô bé, cậu bé học sinh tiểu học tới để học giờ mỹ thuật của mình.

Đến bảo tàng Chăm Đà Nẵng bạn sẽ lạc vào quá khứ huy hoàng, sống động của dân tộc Chăm, với những đền thờ nguy nga, tráng lệ – là sự giao thoa giữa nghệ thuật đỉnh cao và tâm linh. Bảo tàng điêu khắc Chăm không chỉ là di sản vô giá của người Đà Nẵng, của riêng Việt Nam mà còn của cả thế giới.
Trần Việt Anh

(Bài viết đã gửi đăng tạp trí tin nhanh Việt Nam – Vnexpress vui lòng không sao chép)

 

Một bài hình ảnh bên trong Bảo tàng Chăm Đà Nẵng:

 

bảo tàng chăm đà nẵng 3

bảo tàng chăm đà nẵng 4

bảo tàng chăm đà nẵng 5

IMGP0011

IMGP0012

 

Từ khóa tìm kiếm về Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng:

  • bào tàng chăm đà nẵng

  • bảo tàng chăm

  • bảo tàng điêu khắc chăm đà nẵng

  • bảo tàng điêu khắc chăm

  • bảo tàng chăm ở đà nẵng

  • bảo tàng chăm tại đà nẵng

 

2 thoughts on “Review về bảo tàng điêu khắc Chăm-pa ở Đà Nẵng

  1. Việt Anh ơi, ở bảo tàng Chăm có người hướng dẫn khách du lịch không bạn? Mình rất thích nghe các câu chuyện lịch sử như vậy nên muốn tới thăm nơi này nhưng nếu đến đây tự đọc tự xem thì hơi chán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết gợi ý

Điểm tên 7 lý do Đà Nẵng lọt top thành phố đáng sống nhất Việt Nam

Không phải Hà Nội, cũng chẳng phải Sài Gòn… Đà Nẵng mới là cái tên đứng đầu danh sách những thành phố đáng sống nhất ở Việt Nam. Nhưng dựa vào đâu để khẳng định như vậy? Dưới đây là 7 lý do nổi bật lý giải cho slogan đáng ngưỡng mộ dành cho Đà […]

Tháng Sáu 13, 2021

Du lịch một mình: 5 lợi thế ‘không thể chối từ’ khiến bạn muốn thử ít nhất một lần trong đời

“Em đi du lịch một mình đấy à?” – Anh bán vé ngạc nhiên hỏi. “Dạ đúng ạ!” – Mình đáp, cười bừng tỉnh cả khuôn mặt. Xé xong cái vé, anh vẫn nhìn mình với vẻ khó hiểu và nghi ngờ. “Con gái bây giờ máu thật. Em dũng cảm phết”, anh bán vé […]

Tháng Sáu 3, 2021

Tư vấn: tour du lịch Cù Lao Chàm 1 ngày + lặn ngắm san hô (miễn phí)

Tour Cù Lao Chàm lặn ngắm san hô là một trong những trải nghiệm thú vị dành cho những ai yêu thích khám phá khi đi du lịch Đà Nẵng. Trong series review tour ghép ở Đà Nẵng, Việt Anh đã review tour Bà Nà Hill 1 ngày, tour Huế 1 ngày từ Đà Nẵng, […]

Tháng Bảy 30, 2018

13 điểm tham quan – checkin bạn “không thể bỏ qua” ở Bà Nà Hill

Bà Nà Hill có gì đẹp? Trong bài viết trước, Việt Anh đã chia sẻ với bạn 9 kinh nghiệm du lịch Bà Nà Hill bạn cần biết trước khi đi. Trong bài viết này, Việt Anh sẽ chia sẻ với bạn chi tiết hơn về 13 điểm tham quan – checkin mà bạn không […]

Tháng Bảy 26, 2018

Bà Nà Hill có gì? 18 trò chơi thú vị nhất ở Bà Nà Hill

Bà Nà Hill có gì chơi? Trong bài kinh nghiệm du lịch Bà Nà Hill Việt Anh đã giới thiệu với bạn về lịch sử Bà Nà Hill, giá vé Bà Nà Hill 2018, kinh nghiệm cần lưu ý, lần này mình sẽ review với bạn về các trò chơi ở Bà Nà Hill nhé! Bà […]

Tháng Bảy 26, 2018