Chùa Keo Thái Bình, hơn 400 năm và một kho tàng kiến trúc cổ

Sáng sớm ở chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình sẽ là một ngày vô cùng đặc biệt với bạn. Ở di tích được xếp hạng “Di tích Quốc gia đặc biệt” này, không khí yên bình của đồng quê Việt Nam tràn ngập. Từ cây đa, ao cá, mái chùa… […]

Trần Việt Anh Tháng Mười Một 14, 2014

  • Chia sẽ:

Sáng sớm ở chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình sẽ là một ngày vô cùng đặc biệt với bạn. Ở di tích được xếp hạng “Di tích Quốc gia đặc biệt” này, không khí yên bình của đồng quê Việt Nam tràn ngập. Từ cây đa, ao cá, mái chùa… Tôi đến Thái Bình và sau khi tham khảo ý kiến của một vài người bạn ở Thái Bình, tôi quyết định chọn chùa Keo là điểm đến của mình. Đến chùa vào buổi chiều tàn, sau khi tham quan một vòng quanh ngôi chùa cổ kính này tôi nhận thấy các gian đều đã khóa lại. Nên tôi quyết định kiếm một chỗ nghỉ quanh đấy và trở lại vào sáng ngày hôm sau. Thật may mắn cho tôi vì đã quyết định ở lại.

Mời bạn cùng đi tham quan chùa Keo Thái Bình với tôi

chùa keo, chùa keo thái bình

Sáng sớm là lúc người dân ngôi nhà cổ kính hơn 400 tuổi thức giấc – bắt đầu một cuộc sống nhộn nhịp hơn. (Ảnh Chùa Keo Thái Bình)

chua keo, chua keo thai binh

Nhưng mọi thứ với ngôi nhà cổ vẫn thế: yên tĩnh và bình yên đến lạ. Những cây đa, cây bồ đề có gốc lớn khoảng 4-5 người ôm này vẫn lặng im – giống như những cụ ông trải qua bao đắng cay ngọt bùi giờ bình yên trước mọi sự.

chùa keo, chùa keo thái bình chua keo

Ngay bên kia là ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1630. Kiến trúc của ngôi chùa được giữ nguyên từ ngày ấy đến bây giờ.

chua keo thai binh, chùa keo thái bình

Để sang bên ấy bạn sẽ được đi qua một hàng cây cổ thụ khác, trên con đường lát gạch đá nhỏ xinh.

chùa keo thái bình, chua keo thai binh phần 2

Bước vào bên trong chùa là gian Tiền đường lợp mái ngói, được chống đỡ bằng những cột gỗ lim lớn rất chắc chắn. Trước mặt Tiền đường là thảm cỏ xanh mướt, với những hàng cau cảnh nhỏ bên cạnh. Hai bên hành lang là hai bia đá cổ, khắc ghi lịch sử xây dựng của chùa.

bia đá chùa keo thái bình, chua keo thai binh

Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng khoảng 58.000 mét vuông, gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau.

chùa keo thái bình cảnh đẹp

Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc” quen thuộc. Hai bên là dãy hành lang dẫn tới các gian thờ, dãy hành lang này cũng được lợp mái ngói và chống bằng cột gỗ lim, rất ấn tượng. Những con đường lát đá sẽ đưa bạn đến gian thờ Phật, Thánh, gian thờ Tổ và tháp chuông.

chua keo thai binh canh dep

Những gian nhà được xếp nối nhau, bên trên đỉnh chóp mái ngói là hoa văn cách điệu hình tượng “cá chép hóa rồng”. Một trong những điểm đặc biệt của ngôi chùa là dù đã trải qua gần 400 năm xây dựng, qua bao thăng trầm lịch sử nhưng chùa Keo vẫn giữ nguyên được kiến trúc cổ từ thời nhà Lê.

chùa keo thái bình

Theo lịch sử chùa ghi lại: “Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.” – trích Wikipedia.

chùa keo ở thái bình

Sau gần 500 năm tồn tịa, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Hạ hay chùa Keo Hành Thiện (thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định). Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình, và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Thượng, chính là ngôi chùa keo đang nói tới ở đây.

gác chuông chùa keo thái bình

Công việc xây dựng chùa Keo Thượng được tiến hành từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632, theo phong cách kiến trúc thời Lê. “Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi này là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ XVII, với nhiều kiệt tác đặc sắc. Những thiết kế của ngôi chùa do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ, phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện (Keo Hạ). Sau khi xây dựng xong, chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941… “

kiến trúc chùa keo thái bình

Trải qua 400 năm những hoa văn kiến trúc thời nhà Lê vẫn còn được bảo tồn, gìn giữ.

chua keo o vu thu thai binh

Ngôi chùa này toát lên vẻ cổ kính, vững chắc với thời gian. Nguyên vật liệu chủ yếu dùng để xây chùa là gỗ, gạch ngói và đá.

chùa keo ở thái bình

Bên cạnh kiến trúc cổ, chùa Keo còn lưu giữ rất nhiều pho tượng lâu đời.

chùa keo vũ thư thái bình rất đẹp

“Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng. Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 Âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm 1000 năm ngày Thiền sư Không Lộ (1016-1094), người sáng lập ngôi chùa, qua đời (ngày 3 tháng 6 Âm lịch). Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động.

Có câu ca dao về hội chùa Keo:

Dù cho cha đánh mẹ treo,

Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.”

(Bài viết có sử dụng tư liệu từ trang Wikipedia)

 

Tìm kiếm trên google về chùa Keo Thái Bình:

  • chua keo
  • chua keo thai binh
  • chùa keo
  • chùa keo thái bình

2 thoughts on “Chùa Keo Thái Bình, hơn 400 năm và một kho tàng kiến trúc cổ

Trả lời Nguyễn Kim Hải Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *