Tham gia hội thảo liên quốc gia về du lịch cộng đồng

Hôm nay là một ngày thực sự may mắn khi team Wonderful Vietnam được cùng đồng hành cùng Đà Bắc CBT (một casestudy mô hình du lịch cộng đồng kiểu mẫu ở miền Bắc Việt Nam) tham gia thuyết trình trong hội thảo liên quốc gia về du lịch cộng đồng, với sự tham gia […]

Trần Việt Anh Tháng Một 21, 2021

  • Chia sẽ:

Hôm nay là một ngày thực sự may mắn khi team Wonderful Vietnam được cùng đồng hành cùng Đà Bắc CBT (một casestudy mô hình du lịch cộng đồng kiểu mẫu ở miền Bắc Việt Nam) tham gia thuyết trình trong hội thảo liên quốc gia về du lịch cộng đồng, với sự tham gia của các chuyên gia phát triển du lịch cộng đồng hàng đầu Việt Nam và Thái Lan.

Hội thảo du lịch cộng đồng Việt Nam và Thái Lan
Hội thảo du lịch cộng đồng Việt Nam và Thái Lan

Đại diện phía Việt Nam:

  • Host là Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng CSIP – đơn vị tiên phong trong thúc đẩy doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam.
  • Sapa O’Chau của chị Shu Tan, một người phụ nữ H’Mông nhiệt huyết, tài năng và rất có tâm với cộng đồng. Forbes 30 under 30 của Việt Nam.
  • Chị Trần Nữ Ngọc Anh, giám đốc TAD Việt Nam – Đơn vị chuyên đào tạo, tư vấn nghiệp vụ du lịch, một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam về đào tạo, setup du lịch cộng đồng từng được EU đào tạo.
  • Anh Phạm Hồng Long, trưởng khoa du lịch Đại học xã hội và nhân văn.
  • Chị Nguyễn Thanh Bình: vụ trưởng vụ khách sạn – tổng cục du lịch.
  • Anh Phạm Hải Quỳnh: chủ tịch hiệp hội du lịch cộng đồng Việt Nam.
  • Và các đại diện (Community Based Tourism), HTX du lịch tiêu biểu của Việt Nam như Mường Bo, Mường Hoa (Sapa), Sìn Suối Hồ (Lai Châu)

Đại diện phía Thái Lan:

  • Local Alike (một doanh nghiệp du lịch kết nối và hỗ trợ du lịch cộng đồng)
  • Bà Racha Kerdsilp – Mekong Institute
  • Và một vài đại diện mô hình CBT tiêu biểu của Thái Lan

Chủ đề buổi hội thảo này là gì?

“Nâng cao năng lực, phát triển và tiếp cận thị trường” – một chủ đề không mới, được đưa ra sau 1 năm Covid19 làm thị trường du lịch đóng băng, nhưng những nội dung trong buổi hội thảo này rất thực tế.

Lịch sử hình thành chuỗi hội thảo này nằm trong dự án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại vùng nông thôn của TOYOTA FOUNDATION, Việt Nam có CSIP và Sapa O’Chau phối hợp triển khai, bên Thái Lan có Local ALike và ChangeFusion.

Buổi hội thảo này để báo cáo kết quả của dự án và giao lưu trao đổi kinh nghiệm về chủ đề “Quản lý, phát triển, tiếp cận thị trường”.

Toàn cảnh hội trường hôm nay, phía Thái Lan tham gia online

Du lịch cộng đồng là một khái niệm vẫn mới với nhiều người

Theo nghiên cứu của Eurotravel, du lịch cộng đồng là 1 trong 6 xu hướng sẽ phát triển sau Covid19. Ở Việt Nam loại hình du lịch này vẫn chưa phổ biến, và đôi khi bị hiểu nhầm.

Trước đây, các điểm du lịch cộng đồng như Đà Bắc CBT (tiêu chuẩn dịch vụ 3 sao) chủ yếu dành cho đối tượng khách nước ngoài đến Việt Nam (inbound). Tuy nhiên sau Covid19, thị trường khách quốc tế đóng băng, các tổ chức du lịch cộng đồng bắt buộc phải chuyển qua tiếp cận nhóm khách du lịch nội địa.

  1. Và đây là khó khăn thứ nhất: kênh tiếp cận khách hàng nội địa còn ít.
  2. Khó khăn thứ 2: các điểm du lịch cộng đồng thiết kế dịch vụ rất chất lượng, trải nghiệm cũng thú vị và phong phú tuy nhiên về danh tiếng chưa nổi bật, sức cạnh tranh yếu so với các điểm du lịch đã được khách du lịch nội địa biết đến nhiều năm.
  3. Khó khăn thứ 3: khái niệm về du lịch cộng đồng còn chưa phổ biến.

Những điều mình tâm đắc nhất

1. Du lịch cộng đồng nói riêng và ngành du lịch nói chung của Thái Lan phát triển trước Việt Nam nhiều năm.

Trong bản so sánh sự khác biệt giữa mô hình du lịch Việt Nam và Thái Lan, Mr Quang (chuyên gia tư vấn dự án của CSIP) đã chỉ rõ ra điểm khác biệt (yếu điểm) của Việt Nam và Thái Lan như sau:

Cách người Thái Lan khởi đầu

  • Nhân tố lãnh đạo mạnh
  • Đoàn kết
  • Học thức cao
  • Các ngành dịch vụ khác đã phát triển

Cách tiếp cận của cộng đồng Thái Lan

  • Chủ động tiếp cận và tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài (các tổ chức, doanh nghiệp, trường đại học…)

Kết quả của Thái Lan

  • Đoàn kết
  • Lãnh đạo cao
  • Tổ chức tốt
  • Dịch vụ chuyên nghiệp
  • Khách nội địa cao
Phần chia sẻ của các bạn Thái Lan đều trình bày bằng tiếng Anh. Thực sự rất chuyên nghiệp, buổi hôm nay mình học được rất nhiều từ các bạn Thái Lan.

Cách du lịch cộng đồng Việt Nam khởi đầu:

  • Cộng động khó khăn
  • Ít kinh nghiệm dịch vụ du lịch
  • Học thức chưa cao

Cách du lịch Việt Nam tiếp cận

  • Làm để phát triển sinh kế

Kết quả của Việt Nam

  • Chất lượng dịch vụ không đồng đều
  • Thiếu tính đoàn kết

Đây là điều mình rất ấn tượng, chỉ rõ ra điểm khác biệt, điểm yếu của du lịch cộng đồng Việt Nam tóm tắt ở mấy ý sau:

  1. Khả năng lãnh đạo, tính gắn kết chưa tốt
  2. Khả năng kết nối thị trường chưa tốt.
  3. Năng lực, trình độ thấp

Đây cũng là những vấn đề mà Mr Quang (CSIP) đưa ra để các khách mời tham gia cùng giải đáp.

Giải pháp team Wonderful Vietnam có thể tham gia:

  1. Tham gia khâu truyền thông, quảng bá, xúc tiến kết nối dịch vụ du lịch cộng đồng với những người yêu thích du lịch khám phá, trải nghiệm, yêu thiên nhiên.
  2. Tham gia đào tạo nội bộ về cách làm truyền thông, tiếp thị. Giúp bà con nâng cao năng lực.

2. Du lịch cộng đồng là cốt lõi của du lịch Việt Nam

Đây là nhận định của anh Phạm Hồng Long – Chủ nhiệm khoa du lịch trường đại học xã hội và nhân văn. Dẫn chứng bằng việc: biến số văn hóa Việt Nam gắn liền với nông nghiệp, nông thôn và làng xã -> Du lịch cộng đồng phù hợp với Việt Nam.

Anh Phạm Hồng Long – chủ nhiệm khoa du lịch trường ĐHKHXHNV

3. Du lịch cộng đồng là mô hình: tất cả người dân trong cộng đồng đều được hưởng lợi

Đây là điều chị Trần Nữ Ngọc Anh, cựu giảng viên khoa du lịch trường đại học mở, hiện là giám đốc công ty đào tạo du lịch TAD chia sẻ.

4. Các doanh nghiệp du lịch cộng đồng khó khăn trong việc tiếp cận thị trường nội địa

Đại diện Sở văn hóa, thông tin du lịch Sapa, đại diện Đà Bắc CBT và các mô hình CBT chuyên nghiệp khác hầu hết đều gặp khó khăn trong việc chuyển dịch khách hàng từ Quốc tế (inbound) sang nội địa (Domestic).

5. Cách làm của Local Alike bài bản, người Thái làm du lịch chuyên nghiệp

Cách làm của họ chạm vào trái tim mình! Trong buổi hội thảo mình học được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ cách làm của các bạn, có thể đem ra áp dụng ngay trong công việc hiện tại của Wonderful Vietnam.

6. Việt Nam thiếu một web map kết nối các điểm du lịch cộng đồng

7. Các bạn Thái Lan đều sử dụng tiếng Anh khi thuyết trình

Đây là một điều đáng để suy ngẫm, khi các bạn Thái Lan hầu hết sử dụng tiếng Anh để thuyết trình, thì phía Việt Nam vẫn cần đến dịch cabin.

Cùng học tiếng Anh mọi người nhé!!!

Giải pháp marketing của team Wonderful Vietnam cho Đà Bắc CBT

  1. Phát triển website kết nối các điểm du lịch cộng đồng của Đà Bắc CBT
  2. Sáng tạo nội dung truyền thông, tiếp cận các kênh mạng xã hội
  3. Đào tạo inhouse, giúp người dân có thể làm marketing chủ động (nâng cao năng lực địa phương)
  4. Kết nối cộng đồng Travel Blogger review trải nghiệm tại các điểm đến

Cảm xúc cá nhân về buổi hội thảo

Đầu tiên, mình thấy may mắn khi Wonderful Vietnam càng ngày càng gần lại hơn với giá trị cốt lõi của mình. Ước mơ của mình khi thành lập Wonderful Vietnam là muốn giới thiệu về: bản sắc văn hóa đa dạng của Việt Nam, cùng với cảnh đẹp thiên nhiên đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Mình đam mê với các hoạt động cộng đồng và du lịch. Nên những việc liên quan đến du lịch cộng đồng rất phù hợp với mình.

Thứ hai, thực sự vui khi được gặp các anh chị đi trước, những người làm du lịch cách đây 10 – 20 năm, hay các anh chị làm phát triển… những người có trong mình sở thích làm việc liên quan đến hỗ trợ phát triển con người, cộng đồng, và yêu văn hóa, yêu du lịch.

Chụp cùng các cây đa, cây đề trong việc phát triển du lịch và cộng đồng
Chụp cùng các cây đa, cây đề trong việc phát triển du lịch và cộng đồng. Anh Phú (nguyên quản lý Mai Châu Hide a way), chị Hảo (giám đốc Đà Bắc CBT), chị Oanh (Giám đốc CSIP), chị Shutan (Founder Sapa & Hagiang O’Chau)

Vợ mình tham gia ban tổ chức, nhìn thấy bà xã chuẩn bị vất vả và kết quả buổi hội thảo thành công mình thấy mừng cho Ban tổ chức, dù hội thảo dài hơn 8h đồng hồ nhưng vẫn có rất đông anh chị em ở lại đến cuối cùng. Nội dung hội thảo chất lượng, mình tin rằng ai cũng nhận được những bài học cho riêng mình.

Cộng đồng CBT Việt Nam gắn kết, có những nhân tố lãnh đạo quyết liệt đứng lên giải quyết vấn đề, các chuyên gia/cố vấn giàu kinh nghiệm hậu thuẫn, chung tay kết nối CBT với thị trường khách du lịch chung, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá nội địa và chuẩn bị cho thị trường quốc tế quay trở lại, đào tạo nâng cấp dịch vụ – là những keywords đáng lưu ý nhất trong buổi hội thảo này.

Hai vợ chồng chụp với đặc sản các chị em ở HTX Mường Bo, Mường Hoa Sapa mang xuống

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết. Nếu bạn cũng đang quan tâm tới chủ đề du lịch cộng đồng, bạn có thể để lại thông tin và gửi email để kết nối với mình qua: vietanh@dulichbui24.com, hay facebook Trần Việt Anh – rất vui vì được làm quen.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết gợi ý

7 hoạt động không thể bỏ lỡ khi tới đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi

“Tiên đảo” – đẹp nhung nhớ, mộng mơ. Đây không phải là các mỹ từ nói quá khi nhắc tới huyện đảo Lý Sơn. Không ít du khách lần đầu đặt chân tới đảo đã choáng ngợp thốt lên “Thiên đường vạn người mê” là đây chứ đâu! Với diện tích chỉ gần 10km2, Lý […]

Tháng Sáu 6, 2021

Những bài học sau chuyến famtrip “Bức tranh thổ cẩm” cùng Đà Bắc CBT

Việt Anh và team @Wonderful Vietnam vừa kết thúc chuyến đi FAMTRIP: BỨC TRANH THỔ CẨM cùng @AOP Da Bac Cbt và các anh chị làm du lịch inbound (khách Quốc tế đến Việt Nam) với nhiều bài học thú vị. Mình chia sẻ nhanh với mọi người trong bài viết này nhé! 3 ĐIỀU […]

Tháng Mười Hai 30, 2020