13 cách “kiếm tiền bằng đam mê du lịch” của blogger Trần Việt Anh

Bài viết này dành cho những bạn có sở thích đi du lịch, và đang nghĩ về việc kiếm được tiền bằng chính sở thích, đam mê của mình. Video chia sẻ 13 cách kiếm tiền bằng đam mê du lịch (2021) Ý tưởng chia sẻ cách kiếm tiền bằng việc đi du lịch Việt […]

Trần Việt Anh Tháng Sáu 27, 2017

  • Chia sẽ:

Bài viết này dành cho những bạn có sở thích đi du lịch, và đang nghĩ về việc kiếm được tiền bằng chính sở thích, đam mê của mình.

Video chia sẻ 13 cách kiếm tiền bằng đam mê du lịch (2021)

Ý tưởng chia sẻ cách kiếm tiền bằng việc đi du lịch

Việt Anh đã ấp ủ về chủ đề “cách kiếm tiền khi đi du lịch” từ năm 2015, khi đang đi đạp xe ở Đông Nam Á.

Mình còn nhớ một hôm, khi đang ở miền Bắc Thái Lan, mình đã ngồi lỳ trong homestay 2 ngày trời, chỉ ló mặt ra ngoài đúng 1 lần để mua đồ ăn, cứ thế ngồi mải miết viết chia sẻ những cách mình đã làm để kiếm tiền trong khi đi du lịch.

Viết xong mình gửi cho đứa bạn đọc thử, bạn nói “Anh nên đi thêm, và tích lũy thêm kinh nghiệm rồi hãy chia sẻ, vẫn còn sơ sài quá!”. Khi thế hừng hực, 2 ngày cặm cụi viết quên ăn, quên ngủ… kết quả bị dội cho một gáo nước lạnh, mình ngồi đọc đi đọc lại và thấy bạn đã nói đúng – trải nghiệm không đủ mà cũng loay hoay chia sẻ.

Nhưng mình không từ bỏ ý định mà vẫn ấp ủ nó cho tới lúc đã thực sự kiếm được tiền khi đi du lịch – như bây giờ, mình bắt đầu chia sẻ.

Kỷ niệm kiếm tiền khi đi du lịch của mình

Năm 2014, mình đạp xe qua 59 tỉnh thành ở Việt Nam trong 6 tháng, vừa đi du lịch, vừa viết báo (cho Vnexpress.net) để kiếm tiền – khoảng thời gian ấy mình chỉ kiếm được 1 – 1,5tr/tháng, nhưng vì đi xe đạp, ngủ nhờ, ngủ lều nên mình vẫn đủ tiền để đi, ngày đấy đi thiếu thốn mà vui lắm!

Năm 2015, mình đi đạp xe ở Đông Nam Á trong 5 tháng, vừa đi vừa kiếm tiền bằng cách viết báo và viết blog. Lúc này blog của mình bắt đầu có hợp đồng quảng cáo, nhưng chỉ đủ để chi tiêu tiết kiệm (mỗi ngày mình chi hết 5$ ở Thái Lan).

Mình còn làm cả bồi bàn ở Vientiane để kiếm thêm tiền, nhưng xác định làm để trải nghiệm, những việc kiểu đấy không phải là công việc để “kiếm tiền bằng việc đi du lịch” mà chỉ là cách để bạn sinh tồn trên đường.

Có vài chục cách kiếm tiền kiểu đấy khi đi du lịch. Nhưng sinh tồn (1) và kiếm được tiền bằng việc đi du lịch (2) là hai khái niệm khác hẳn nhau. Và trong bài viết này mình sẽ chỉ chia sẻ về cách bạn kiếm được tiền khi đi du lịch – càng đi nhiều càng dễ giúp bạn kiếm được tiền.

Cho tới bây giờ, mình đang là blogger du lịch full-time. Dành toàn bộ thời gian trong ngày để chia sẻ trên blog – facebook cá nhân. Mình vui, hạnh phúc vì được sống và làm điều mình yêu thích.

Mục đích viết bài này là gì?

Mục đích mình viết bài này là để chia sẻ kinh nghiệm – truyền cảm hứng cho những người thích đi du lịch. Mình cũng muốn các bạn đi được nhiều hơn. Rất nhiều người đã nói với mình rằng “Ước gì được đi nhiều như em”, hay “Tớ cũng muốn sống một cuộc sống như thế”.

Đừng hiểu nhầm, mình đang không cố gắng chứng tỏ mình đi nhiều đâu, có nhiều người đi rất nhiều nhưng họ không viết blog, không chia sẻ. Còn mình, mình sẽ chia sẻ những cách để mình đi được như bây giờ.

Đừng lo lắng, vì một đứa như mình: gia đình không khá giả, học vấn bình thường, chẳng có kỹ năng gì quá nổi bật… cũng có thể làm được, thì bạn cũng có thể làm được! Chỉ cần bạn biết cách, quyết tâm và yêu thích việc mình làm.

Mình thích thấy mọi người đi được nhiều hơn!

Bài viết này dành cho ai?

Bài viết này dành cho 2 đối tượng: những người muốn biết cách kiếm tiền khi đi du lịch, để được đi nhiều hơn.

Và những người muốn trở thành blogger du lịch full-time.

Bạn muốn trở thành blogger du lịch fulltime?

Những gì mình đã trải qua, đã và đang giúp cho mình kiếm được tiền để nuôi ước mơ, nuôi đam mê. Trong bài viết này, mình sẽ chỉ chia sẻ kinh nghiệm cá nhân sau 4 năm viết blog du lịch (3/7/2013 – 3/7/2017).

Có thể bạn không viết blog du lịch, nhưng mình nghĩ bạn cũng sẽ tìm được một ý tưởng nào hay ho, có thể áp dụng cho công việc, cuộc sống của bạn.

Bạn muốn biết cách để có thể đi du lịch nhiều hơn?

Đây là đối tượng chính mà bài viết muốn hướng tới. Những người muốn kiếm tiền để đi du lịch nhiều hơn – hay nói cách khác, niềm yêu thích của bạn sẽ giúp ích cho chính bạn – nếu bạn biết cách.

Không khó – nhưng cũng không hề dễ! Bạn cần phải thực sự quyết tâm, máu lửa, cần hành động, bắt đầu ngay nếu bạn mong muốn điều gì đấy. Lão Tử có một câu mà mình rất thích “Hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng một bước chân” – Hành trình của bạn có dài và gian nan ra sao nữa, nó cũng cần phải được bắt đầu, hãy bước những bước chân đầu tiên nếu bạn muốn.

Bạn chỉ cần: biết cách và thực sự nghiêm túc – quyết tâm. Mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm và truyền cho bạn động lực để thực hiện được.

Trước khi giúp bạn kiếm được tiền, những kinh nghiệm này cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền cho các chuyến đi.

Tiết kiệm được nhiều hơn, bạn sẽ đi được nhiều hơn. Sau khi đi nhiều hơn, bạn sẽ kiếm được tiền bằng việc chia sẻ lại những chuyến đi của mình. Mình cũng đang viết một series bài trong mục “Tiết kiệm khi đi du lịch” bạn có thể click vào đọc ngay nếu quan tâm.

Quy trình là thế nhé: tiết kiệm – đi – chia sẻ – kiếm tiền – tiết kiệm – đi nhiều – chia sẻ – đi nhiều hơn nữa.

Đề mục bài bài viết “11 cách kiếm tiền khi đi du lịch”

Nếu là người lười đọc, bạn có thể click vào các đường dẫn bên dưới để tới ngay đề mục mà mình quan tâm. Tuy nhiên mình khuyên bạn nên đọc hết từng phần.

1/ Làm tiếp thị liên kết – bán các sản phẩm du lịch (của người khác)
2/ Cộng tác viên báo chí, cộng tác viên nội dung
3/ Kiếm tiền bằng cách cho thuê quảng cáo blog, website, facebook
4/ Viết bài review/PR sản phẩm du lịch
5/ Tổ chức những chuyến đi du lịch trải nghiệm
6/ Bán dịch vụ du lịch (vé máy bay, vé tham quan, khách sạn…)
7/ Bán đồ du lịch, phượt
8/ Cho thuê đồ du lịch
9/ Bán đặc sản ở nơi bạn đến
10/ Start-up 1 sản phẩm về du lịch

11/ Chia sẻ kinh nghiệm trên truyền hình

1/ Làm tiếp thị liên kết – bán các sản phẩm du lịch (của người khác)

Cách quan trọng nhất xếp đầu tiên – Đây là cách mà mình đã và đang làm, nó là một trong những nguồn thu nhập quan trọng của mình, giúp mình có tiền để đi được nhiều nơi hơn.

Tiếp thị liên kết là gì?

Là công việc môi giới sản phẩm trên internet.

Ví dụ 1: Agoda.com là website đặt phòng trực tuyến, họ là một trang trung gian giúp kết nối người đi du lịch và khách sạn lại với nhau. Họ cần tìm khách hàng, và bạn sẽ là người giới thiệu – là người giúp họ bán phòng khách sạn.

Giả dụ nếu bạn click vào link trên, sau đó bạn đặt phòng. Mỗi phòng khách sạn mà Agoda bán được thông qua lời giới thiệu của mình, mình sẽ được trích phần trăm hoa hồng.

Không chỉ áp dụng cho khách sạn, mà còn có tour, vé máy bay, vé tham quan, hay thậm chí là các sản phẩm như quần áo, đồ phụ kiện du lịch…

Đây là kết quả sau gần 2 năm Việt Anh làm tiếp thị liên kết với Agoda.com, kiếm được >600$

Ví dụ 2: như Lazada/Adayroi.com/Lotte… là các trang thương mại điện tử. Họ phân phối rất nhiều sản phẩm, bạn có thể giúp họ giới thiệu và bán các sản phẩm ấy.

Mình thường quan tâm tới các sản phẩm du lịch: ba-lô, lều trại, đồ dã ngoại… vì mình có nhiều bạn bè thường xuyên đi du lịch, cũng quan tâm tới những sản tương tự.

Việc của bạn chỉ là kết nối những người đang cần, với những người có

*Câu hỏi thắc mắc 1: mình có thể bắt đầu như thế nào?

– Trả lời: ở Việt Nam có nhiều công ty đang cung cấp nền tảng tiếp thị liên kết. Nôm na họ giống như tổng đại lý, có bày rất nhiều sản phẩm, bạn chỉ cần đến lấy thông tin và gửi cho người cần mua. Mỗi đơn hàng bán ra, bạn sẽ được trả tiền.

Hai công ty lớn mà mình vẫn đang làm cùng là Acesstrade.vn (hoa hồng cao và có cộng đồng hỗ trợ KTZ – Cộng đồng Acesstrade do các bạn chuyên viên của công ty này lập ra để hỗ trợ mọi người) và Masoffer.vn (giao diện thân thiện hơn, nhưng hoa hồng trả thấp hơn Acesstrade).

kiếm tiền khi đi du lịch bằng tiếp thị liên kết

Bảng báo cáo doanh số của Massoffer từ tháng 11/2016, bạn có thể thấy doanh thu bắt đầu đi lên.

Ưu điểm: kiếm được thêm thu nhập bằng việc giúp người khác giới thiệu dịch vụ, bạn không cần phải bỏ vốn, hay mất thời gian làm thương hiệu.

Nhược điểm/khó khăn: muốn tạo ra thu nhập bạn sẽ phải bỏ thời gian công sức ra chia sẻ. Cao cấp hơn bạn nên xây dựng website (blog). Ví dụ để bán phòng khách sạn, bạn chia sẻ thông tin về chính khách sạn bạn vừa ở khi đi du lịch (bằng link tiếp thị liên kết) cho bạn bè – họ đặt và bạn nhận được hoa hồng… Tuy nhuên, sau khi bán được sản phẩm rồi thì nhược điểm lớn tiếp theo mà mình thấy: bạn chẳng có gì ngoài tiền. Sản phẩm-thương hiệu đều không phải của bạn.

Đối với mình, tiếp thị liên kết chỉ là một trò chơi trong nhất thời, không phải phương án lâu dài. Và mình có quan điểm là chỉ chia sẻ những thông tin thực sự hữu ích cho bạn bè.

Để tạo ra thu nhập từ 1 – 5.000.000VNĐ/tháng bằng việc làm tiết thị liên kết không khó, mà cũng không dễ! Mình đang không nói kiểu nước đôi, nhưng ngoài biết cách, bạn cần có một kế hoạch cụ thể, phải bỏ thời gian và rất nhiều công sức.

Bí quyết là sự tập trung và những thông tin hữu ích cho người khác. Hãy tập trung vào một sản phẩm.

P.S: Nếu có khoảng 100 bạn comment nội dung quan tâm tới việc kiếm từ 1-5,000,000VNĐ bằng tiếp thị liên kết khi đi du lịch, mình sẽ viết một series chia sẻ – hướng dẫn chi tiết về chủ đề này.

2/ Cộng tác viên báo chí, cộng tác viên nội dung

Update: Việt Anh đã hoàn thành bài viết hướng dẫn cách để trở thành cộng tác viên báo chí, cộng tác viên nội dung, bạn đọc tại đây nhé 4 bước để trở thành cộng tác viên Vnexpress.net, Zing.vn…

Đây là cách mà mình vẫn làm từ 2014 cho tới bây giờ. Như đã kể ở bên trên, mình viết cho Vnexpress.net từ tháng 8 năm 2014, tới giờ mình lười không viết.

Có 2 lý do khiến mình ngừng viết là: nhuận bút các trang báo điện tử trả thấp và bài đăng của mình thường bị giới hạn nội dung, không được xưng tên. Lý do lớn nhất vẫn là lý do thứ 2, sau một thời gian viết cho Vnexpress.net mình cảm thấy mình viết kiểu công nghiệp hóa, không có cá tính riêng.

kiến tiền khi đi du lịch

Một bài viết của mình đăng trên Vnexpress.net.

Tuy nhiên đấy là chuyện của mình, còn với bạn, với những người mới bắt đầu thì có thể chấp nhận được, và coi nó như một cách để tiết kiệm chi phí khi đi du lịch.

Ví dụ 1: Bạn vừa đi Sapa về, sau chuyến đi ấy bạn có nhiều trải nghiệm thú vị và ảnh đẹp. Bạn có thể tổng hợp lại kinh nghiệm để chia sẻ một bài với chủ đề tựa như “Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Sapa tự túc từ Hà Nội”, hay “11 địa điểm du lịch không thể bỏ qua ở Sapa”… và gửi đăng ở các trang báo điện tử như Vnexpress.net, hay Zing.vn, Tuoitre.vn, Kenh14…vv

Một số bài đăng trên Vnexpress.net và Zing.vn của mình:

Chắc bạn đang nghĩ làm sao để bài viết được đăng?

Comment đi mình sẽ gửi cho bạn một vài đầu mối – những anh/chị phòng viên mình hay gửi bài. Nói chung là báo chí cần bài, cần người có trải nghiệm thật. Giữa hàng nghìn người viết nội dung kiểu “ngồi nhà đọc bài người khác rồi tưởng tượng” bạn có lợi thế hơn hẳn, vì bạn là người trải nghiệm thực.

Nhuận bút từ 150k – 250k/bài (bài này hot thì thưởng thêm được 350k – có lần mình viết 1 series bài về Hà Giang mùa tam giác mạch trên Vnexpress.net nhiều người đọc, nhận được 350k, còn lại toàn 200 – 250k…vv Hồi đấy cũng do chị Tú trưởng ban du lịch ưu ái thằng bé đi đạp xe nên nhiều khi hay trả nhuận bút cao)

Ngoài việc ngồi đợi mình giới thiệu, bạn có thể tự làm 1 profile về mình, tự viết lấy vài bài đăng lên trên ghi chú facebook, hoặc blog (nếu có) rồi giao bán mình trong cách nhóm như: Cộng tác viên báo chíContent marketing Việt Nam

Viết sao để được đăng

Không phải bạn muốn viết gì cũng được đăng!

Bài viết của bạn cần: không đụng hàng với các chủ đề cũ đã có.

Và quan trọng là những trải nghiệm, cảm xúc của bạn là thực và nó hữu ích (hoặc truyền được cảm hứng) cho người đọc.

Và cũng đừng lo lắng là phải có kỹ năng viết cao siêu, có máy ảnh xịn…vv Chỉ cần bạn muốn viết, có một chiếc máy ảnh có khả năng chụp rõ nét và kinh nghiệm (mình sẽ chia sẻ) là bắt đầu được rồi.

Ưu điểm của cách làm này: bạn sẽ kiếm được 1 ít tiền bù lại kinh phí cho mỗi chuyến đi. Và cũng luyện được kỹ năng viết – chụp ảnh  – quay phim. Ngoài ra thi thoảng tên bạn xuất hiện trên báo nào đấy, hawai với bạn bè nhé!

Có đợt cao điểm mình viết được hơn 2tr/tháng cho Vnexpress.net (hồi đi đạp xe). Nếu giờ ngồi ở nhà cày bài, và các chị ưu ái như ngày còn là thằng bé đạp xe, chắc cũng viết được gấp đôi số đấy hehe. Quan trọng là có được đăng hết hay không, nhiều khi hên xui lắm, bạn nên chia ra nhiều báo để viết nếu bài không được đăng hết nhé!

Nhược điểm/khó khăn: bạn cần có một chút kinh nghiệm viết/chụp ảnh hoặc quay phim. Đừng lo lắng, mình sẽ hướng dẫn lại các bạn chủ đề này trong series chia sẻ kinh nghiệm để trở thành blogger du lịch. Việc bạn cần làm ngay bây giờ là comment ở dưới bài viết này, nói cho mình biết bạn đang quan tâm tới chủ đề này, đủ động lực mình sẽ viết bài nhanh hơn.

3/ Kiếm tiền bằng cách cho thuê quảng cáo blog, website, facebook

Đây là cách mình đã và đang làm: bán quảng cáo trên blog Dulichbui24.com và fanpage Trần Việt Anh – Dulichbui24.com

Bạn có thể bán quảng cáo dưới 3 dạng:

  1. Chia sẻ thông tin dịch vụ của đối tác trong bài viết
  2. Cho đối tác treo banner quảng cáo trên blog/website của bạn
  3. Chia sẻ thông tin về đối tác trên facebook hoặc fanpage của bạn

1/ Chia sẻ thông tin dịch vụ của đối tác trong bài viết

Khi Dulichbui24.com bắt đầu có nhiều người quan tâm, các nhãn hàng du lịch/hoặc chủ dịch vụ tìm đến mình để ngỏ lời liên kết.

Mình nhận được lời mời quảng cáo đầu tiên sau 1 năm viết blog (2014). Hợp đồng quảng cáo đầu tiên của mình trị giá 6 triệu/năm – công việc chỉ đơn giản là giúp anh bạn này giới thiệu thông tin dịch vụ cho thuê xe và khách sạn trên blog của mình.

Thời gian đấy mình chưa từng có ý nghĩ viết blog để kiếm tiền, chỉ đơn giản viết cho vui và đối tác tự tìm đến. Mình cũng muốn bạn làm như thế, giữ cho tâm thái vô tư nếu bạn có ý định viết blog hay làm bất cứ điều gì. Chỉ cần ghi nhớ là tạo ra giá trị cho người khác – chia sẻ thông tin hữu ích, những điều có ý nghĩa – những thứ khác sẽ tự đến vào một ngày đẹp trời – mình tin như thế.

2/ Cho đối tác treo banner quảng cáo trên blog/website của bạn

Bên cạnh việc giới thiệu thông tin, bạn có thể cho thuê banner trên website. Hình thức này hiện nay có nhiều blogger du lịch và các webiste/diễn đàn lớn đang làm. Google và Facebook phát triển nền tảng riêng cho nó.

vừa đi du lịch vừa kiếm tiền

Quảng cáo banner của đối tác sẽ hiện ở phần đỏ kia. Mình chỉ minh họa, và chỉ bán với giá rất rất cao – vì nó gây mất thẩm mỹ quá mà! ^.^

Có 2 cách để bán quảng cáo dạng banner:

1/ Quảng cáo banner truyền thống: bạn cho đối tác thuê và treo banner của họ. Chi phí tính theo tháng, quý, năm tùy vào thỏa thuận. Mình không thích hình thức này vì nó làm rối website.

2/ Quảng cáo banner với Google Adsense và Facebook Audience Network: cách này cũng giống như cách trên, nhưng khác ở chỗ, bạn không bán quảng cáo mà hợp tác với Google (hoặc facebook).

Họ thuê lại vị trí quảng cáo trên trang của bạn, bán cho đối tác cần, nếu có người xem click vào quảng cáo bạn sẽ được trích phần trăm hoa hồng. Mình cũng không thích cách này – website/blog cứ rối tung rối mù.

3/ Chia sẻ thông tin về đối tác trên facebook hoặc fanpage của bạn

Trên facebook: những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng (gọi tắt là KOLs) được trả tiền để đăng status, hoặc chia sẻ liên kết của bên quảng cáo. Và mình là một trong số những người đấy.

Mỗi bài post giới thiệu thông tin trên fanpage hoặc facebook profile mình đều nhận được tiền quảng cáo từ đối tác.

Ví dụ: Hãng hàng không Hải Âu tài trợ cho mình chuyến bay từ Hạ Nội – Hạ Long – Hà Nội. Và mình sẽ chia sẻ thông tin của Hải Âu trên fanpage, đấy cũng là một cách làm quảng cáo liên quan tới facebook, nhưng thiên về review và PR sản phẩm, mình sẽ chia sẻ với bạn ở bên dưới.

Video review trải nghiệm bay trên thủy phi cơ Hải Âu ở Hạ Long.

Ưu điểm: bạn sẽ kiếm thêm được một khoản thu nhập để đi du lịch.

Nhược điểm/khó khăn: blog/website/facebook của bạn phải có nhiều lượt theo dõi. Và để làm được điều này bạn chắc chắn bạn cần thời gian gây dựng. Chưa kể nếu là người mới bạn cần phải tìm hiểu về cách viết, các thu hút traffic cho blog du lịch của mình…vv Nói chung cách này rất khó nhằn.

4/ Viết bài review/PR sản phẩm du lịch

Mình đã và đang làm công việc này. Bạn có thể để ý, cách đây 3 tháng mình làm 1 video review về app Traveloka.com, họ trả cho mình xxx usd cho 1 video review app.

Đấy chính là công việc review/PR cho sản phẩm du lịch.

Video review dịch vụ của Traveloka.

Hay gần đây mình review cho sản phẩm “thủy phi cơ Hải Âu của tập đoàn Thiên Minh” như video bên trên và “du thuyền Paloma” như video bên dưới – đấy cũng là review sản phẩm du lịch.

Video review trải nghiệm 2 ngày 1 đêm trên du thuyền Paloma (4 sao) tại Hạ Long.

Ưu điểm: bạn sẽ nhận được tiền/hoặc được đi du lịch miễn phí

Nhược điểm/khó khăn: bạn cần có nhiều người theo dõi. Việc cần làm là bắt đầu chia sẻ về du lịch từ hôm nay đi thôi! Bí quyết của mình là lựa chọn những thông tin hữu ích, không phải để có nhiều traffic đâu, mà để đỡ bị nhiều gạch đá haha.

5/ Tổ chức những chuyến đi du lịch trải nghiệm

Hồi cuối năm 2016 và đầu 2017 mình làm việc này nhiều. Mình tổ chức tour trải nghiệm “Chạm vào Hà Giang, Chạm vào Mộc Châu” gần đây mình tổ chức “Chạm vào Cambodia” (xem hình ảnh tại đây). Và khi nào đấy vui, có hứng mình sẽ tiếp tục tổ chức những chuyến đi như thế này.

Video chuyến “Chạm vào Mộc Châu” mình tổ chức cho 8 người bạn hồi tháng 12/2016.

Khi bạn đi, có đủ trải nghiệm, kinh nghiệm, đủ tự tin dẫn theo bạn bè, giúp họ trải nghiệm những điều thú vị mà họ chưa biết – bạn có thể bắt đầu với công việc này. Tuy nhiên bạn cần lưu ý kỹ về việc đảm bảo an toàn, chỗ ăn, ở cho thành viên trong nhóm của mình.

– Ưu điểm: bạn sẽ kiếm được một khoản tiền nhỏ (còn lâu mình mới nói là bao nhiêu) và cũng có thể được đi du lịch miễn phí. Vì là chuyến đi dạng theo nhóm, bạn không cần có công ty, không cần quá nhiều thủ tục, chỉ đơn giản là bạn thu một ít kinh phí đổi lại công sức tổ chức cho mọi người.

– Nhược điểm/khó khăn: bạn cần kinh nghiệm, đừng tổ chức nếu bạn chưa thực sự hiểu về nơi bạn đến kẻo thành viên sẽ ném đá bạn khi chuyến đi quá chán, thất bại.

*Nhớ yêu cầu các thành viên trong đoàn (hoặc bạn đứng ra) mua bảo hiểm du lịch nhé!

6/ Bán dịch vụ du lịch (vé máy bay, vé tham quan, khách sạn…)

Đây cũng là một trong những việc làm thú vị có thể giúp bạn kiếm tiền vui vẻ. Nó giống như hình thức (1) Tiếp thị liên kết, nhưng khác ở chỗ, bạn bán offline và có thể xây dựng được mối quan hệ/thương hiệu của chính mình.

Ví dụ bạn đi du lịch Hồ Chí Minh, bạn có thể đề cập với chủ khách sạn/ thuê xe/tour hay thậm chí là đại lý bán vé máy bay của bạn rằng :“Em có thể giúp anh chị bán sản phẩm này không?”

Bạn yên tâm, chẳng ai từ chối người khác giúp mình bán hàng đâu. Và các anh chị ấy sẽ cho bạn giá đối tác, hoặc phần trăm hoa hồng. Việc bạn cần làm là giới thiệu được càng nhiều khách hàng tới càng tốt.

Ưu điểm: vừa kiếm thêm tiền, bạn vừa có thêm mối quan hệ.

Nhược điểm/khó khăn: bạn cần dành thời gian chia sẻ thông tin.Quan điểm của mình là chỉ chia sẻ thông tin ữu ích đến với bạn bè. Cùng với đó, không phải lúc nào bạn cũng xin được giá đối tác hoặc nhờ người khác trích phần trăm hoa hồng cho việc giới thiệu.

*Nếu bạn quan tâm tới cách làm này, hãy nói cho mình biết bằng cách comment dưới bài viết. Mình sẽ chia sẻ cụ thể hơn vào một bài viết chi tiết khác, hoặc cafe chia sẻ trực tiếp với bạn!

7/ Bán đồ du lịch, phượt

Mình đã và đang làm cách này từ hồi 2013. Mình bắt đầu bằng việc bán áo cờ đỏ sao vàng và cho thuê lều du lịch ở Hà Nội. Tới giờ mình thiết kế các mẫu áo thun chủ đề du lịch.

Một mẫu áo thun du lịch mình đang sản xuất – thiết kế độc quyền lun nhé!

Tại sao không nhỉ?

Ý tưởng rất nhiều, bạn cứ ngồi list ra những thứ mình cần dùng khi đi du lịch. Nếu có vốn bạn có thể nhập nhiều, nếu không có vốn bạn có thể tập trung bán từng sản phẩm một (nên chọn sản phẩm ít người bán). Hoặc cũng có thể tìm cách shop bán đồ du lịch đề nghị hợp tác – bán sản phẩm cho họ và kiếm tiền.

Ưu điểm: bạn có thể kiếm thêm một ít thu nhập

Nhược điểm/khó khăn: bạn cần có “máu kinh doanh”, một chút vốn để khởi đầu và khi kinh doanh bạn phải nghiêm túc – tập trung – dành thời gian cho nó (tức là bạn sẽ mất thêm quỹ thời gian của mình). Cần xác định rõ bạn làm kinh doanh là chính, hay chỉ muốn làm thêm để kiếm tiền đi du lịch.

*Câu hỏi: Vốn cần để bắt đầu là bao nhiêu?

Trả lời: vốn không cần quá nhiều, hồi đầu mình chỉ bắt đầu với số vốn 1,500,000VNĐ – của bạn gái đưa :)) Nhưng bạn cần tìm hiểu về kinh doanh trực tuyến, các cách tiếp thị để bán được hàng.

Cách tiết kiệm chi phí là bạn bán hàng ngay trên blog và facebook của mình. Bán như thế nào thì chịu khó tìm trên google “cách bán hàng online” đọc nghiên cứu nhé – mình cũng bắt đầu từ những từ khóa đấy để tập bán hàng online.

8/ Cho thuê đồ du lịch

Mình bắt đầu cho thuê đồ du lịch từ 2015: sản phẩm đầu tiên là lều trại. Tới giờ mình và mấy người bạn vẫn đang tiếp tục cho thuê lều cắm trại ở Hà Nội, hiện tại bọn mình có khoảng 50 lều.

Mình chỉ làm trên blog chứ không lập website, nhưng thu nhập một tháng cũng kha khá. Cách làm thì vô cùng đơn giản, bạn có thể xem qua blog cho thuê lều cắm trại của bọn mình để tham khảo cách làm này.

kiếm tiền khi đi du lịch

Bài viết về dịch vụ cho thuê lều của mình, đơn giản phải không nào?

Ưu điểm: bạn không cần dành quá nhiều thời gian như việc bán. Và bạn sẽ kiếm được một khoản kha khá nếu biết cách làm.

Khó khăn/nhược điểm: bạn cần bỏ vốn và tất nhiên là phải biết cách quảng cáo – tiếp thị cho dịch vụ của mình rồi. Nghĩ ra một sản phẩm không khó, nhưng khó là bạn nghĩ ra cách làm cho sản phẩm của mình khác biệt với những người cho thuê khác.

*Nếu bạn thích làm, nói cho mình biết bằng cách comment vào bài viết này nhé, và mình có thể hỗ trợ bạn rất nhiều thứ – ví dụ nhập lều giá rẻ, chia sẻ kinh nghiệm làm blog bán hàng chẳng hạn!.

9/ Bán đặc sản ở nơi bạn đến

Hiện nay có nhiều người đang sử dụng cách này. Bản thân mình, năm 2015 mình đi Cambodia, ở đấy có những làng dệt khăn rằn Krama. Mình được nghe câu chuyện về khăn rằn Krama, thấy nó ý nghĩa, nhân văn, mình quyết định mua liền 1 lúc 300 chiếc gửi về Hà Nội để bán. Đấy là chuyến kinh doanh đầu tiên.

khăn rằn karama cambodia

Đây là một mẫu khăn mình mang từ Cambodia về và bán ở Việt Nam. Bạn có thể xem thêm tại fanpage: Khăn Krama.com

Ngoài ra mình còn mua cả những chiếc ví có thêu hoa văn đặc trưng văn hóa nước bạn nữa. Cách làm này không đòi hỏi bạn quá nhiều kỹ năng, chỉ cần bạn tinh ý và có một chút vốn – cộng với một chút “máu” bạn sẽ làm được.

Mình ví dụ ở Việt Nam, đi Tây Bắc bạn có thể mua thịt bò, thịt trâu gác bếp vào mỗi dịp cuối năm để bán. Hay đi Mộc Châu bạn có thể mua mận về để bán lại dịp đầu mùa sẽ được giá cao.

Tháng 5 vừa rồi bọn mình có nhập một lô mận, nhưng vì mình không trực tiếp ở Hà Nội bán, và không có kinh nghiệm bảo quản – đúng đợt nắng nên hỏng mất.

Thua lỗ, nhưng đấy cũng là một cách bọn mình đã làm để kiếm tiền khi đi du lịch, tất nhiên không phải lúc nào bạn làm cũng kiếm được tiền. Có lúc được, lúc mất, nhưng không chỉ kiếm được tiền, nó còn là vốn hiểu biết và trải nghiệm sống.

Ví dụ khác: Đi qua Cao Phong (Hòa Bình) có đặc sản là cam, bạn có thể mua về bán lại cho bạn bè, người thân. Hay đi Thái Lan, bạn mua áo thun rất rẻ… Việc của bạn rất đơn giản, mang những thứ đặc trưng ở nơi bạn ghé qua về bán cho bạn bè nơi bán sống.

Tại sao lại không cơ chứ?

Ưu điểm: dễ làm, dễ mua, dễ bán, không cần quá nhiều vốn. Bạn chẳng cần phải học cách bán hàng online. Cứ chụp hình, đăng tin. Vì đồ đặc sản có sức hút riêng của nó.

Nhược điểm/khó khăn: nhiều bạn không thích bán hàng, lười… thì chịu thua rồi nhé! hehe

10/ Start-up 1 sản phẩm về du lịch

Việc làm này mình chưa từng trải qua, nhưng được chia sẻ kinh nghiệm từ anh em bạn bè nên chia sẻ lại với bạn.

Bạn biết Divui.com chứ?

Divui.com là start-up bán vé tham quan, tour du lịch ở Đông Nam Á cho người Việt. Mình biết Divui.com từ hồi 2015 khi sản phẩm mới ra mắt.

Anh Phúc và anh Vũ (hai thành viên sáng lập) kể lại ý tưởng là trong một chuyến đi Thái Lan, hai anh gặp khó khăn trong việc tìm mua vé tham quan, các tour trải nghiệm ở Thái. Sau đấy ý tưởng Divui.com được thực hiện, chỉ nhằm giải quyết khó khăn khi mua tour – vé tham quan cho người Việt khi đi du lịch ở nước ngoài (hiện tại đã có ở Việt Nam).

Hay như Atadi.vn, bán vé máy bay cho những người không rành công nghệ. Justgola.com giúp lên kế hoạch cho chuyến đi…

Ưu điểm: việc bạn thích đi, hay đi sẽ có ích cho công việc start-up này. Và nó sẽ mang lại cho bạn kinh tế.

Nhược điểm/khó khăn: tuy nhiên, để start-up đã không dễ, việc duy trì ý tưởng ấy còn khó khăn hơn. Khi mà các start-up nước ngoài vừa có con người – công nghệ – lại có “quá nhiều tiền”. Tuy nhiên, mỗi người có thể lựa chọn một hướng đi riêng.

11/ Trở thành người có ảnh hưởng

Đầu năm 2018, mình vừa có một trải nghiệm thú vị là chia sẻ kinh nghiệm du lịch trên “Bản tin Thế Hệ Số của kênh VTV6” và “Đi đâu, ăn gì?” của VTV2.

Tháng 4.2018 Đivui và Weefeego.vn thuê mình đi Bangkok viết bài trải nghiệm lễ hội té nước Songkran (xem bài mình làm tại đây)

Ngày 1.7.2018, AirAsia mời mình đi tour Penang 3 ngày 3 đêm khai trương đường bay (xem bài viết tại đây)

Hay các bài viết mình chia sẻ từ Traveloka trên facebook, tất cả đều là kết quả của việc trở thành KOL (influencer) trong giới du lịch. Khi bạn chia sẻ những thông tin giá trị, bạn nhận được lượt theo dõi từ cộng đồng, bạn có chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định, bạn sẽ trở thành người có ảnh hưởng và những hợp đồng hợp tác, cơ hội sẽ đến!

Lần đầu tiên xuất hiện trên truyền hình với tư cách là blogger du lịch nên hơi run ^^

Kết

Về 11 cách kiếm tiền khi đi du lịch mình giới thiệu ở trên đây, nếu bạn nghiêm túc! Nếu bạn cần quyết tâm – cứ liên lạc với mình (khi bạn thực sự bắt tay vào hành động), mình sẽ hỗ trợ, chia sẻ thêm! Nhưng nhớ, chỉ khi bạn thực-sự-bắt-tay-vào thôi nhé!

Và cách nào cũng có ưu điểm – khó khăn riêng.

“Chẳng đường nào trải bước trên hoa hồng”

Chúc những giấc mơ của bạn trở thành sự thực!

Bạn đừng quên:

– Cho mình biết bạn thích và quan tâm tới cách kiếm tiền khi đi du lịch nào nhất? Comment suy nghĩ của bạn nhé! Khi có nhiều người quan tâm, mình sẽ viết bài hướng dẫn chi tiết.

– Ấn nút like và chia sẻ bài viết cho bạn bè nếu thấy thông tin này hữu ích. Đây là động lực để mình viết những bài viết tiếp theo.

Còn rất nhiều cách kiếm tiền khi đi du lịch khác mà mình chưa từng trải qua như: bán ảnh online, viết sách, tham gia làm gương mặt đại diện cho một sản phẩm…vv

Mình hy vọng anh em nào đã trải qua những công việc trên có thể chia sẻ kinh nghiệm và giúp mình bổ sung thêm thông tin cho bài viết. Để có nhiều thông tin hữu ích hơn nữa giúp ích cho cộng đồng những người thích đi du lịch.

Cảm ơn đã đọc bài viết hơn 5000 từ, dài dòng hết sức có thể này của mình.

Chúc một ngày vui vẻ, và nếu có bắt đầu thì báo cho mình biết một tiếng nhé!

Bạn có thể kết bạn với mình qua facebook: Trần Việt Anh – Dulichbui24.com

Bạn muốn trở thành 1 travel blogger?

Tháng 11 năm 2020, Việt Anh đã bắt đầu tổ chức workshop 8 buổi, chia sẻ với các bạn lộ trình từng bước trở thành 1 blogger du lịch. Từ việc: tổng quan blogger du lịch là gì, làm gì? Cho đến chọn chủ đề, xây dựng content bền vững, cách nghiên cứu về độc giả, viết bài, tối ưu website chuẩn SEO (cái này thế mạnh của Việt Anh này), quay video blog đơn giản hiệu quả bằng điện thoại và kiếm tiền bằng việc đi du lịch với tiếp thị liên kết.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về workshop và đăng ký tại đây nhé: https://dulichbui24.com/travel-blogger

22 thoughts on “13 cách “kiếm tiền bằng đam mê du lịch” của blogger Trần Việt Anh

  1. Cảm ơn anh/bạn về những chia sẻ này. Bản thân mình cũng là 1 blogger du lịch mới vô nghề (1 năm 3 tháng) nêm mình rất muốn tìm hiểu thêm về những cách để kiếm tiền đi du lịch và kiếm đc tiền từ việc đi du lịch. Tình cờ ghé qua được blog này, đọc thấy hay và hữu ích quá trời.

  2. Cam ơn em. Chị rất thích du lịch mà chưa kiếm tiền từ du lịch, chị thích kinh doanh các sản phẩm du lịch và chia se khi đi du lịch, chị có thể hẹn em ca phê ko ? Sdt chị 0906 826 278

  3. Em cảm ơn bài chia sẻ của anh ạ. Em cũng rất thích đi du lịch nhưng chần chừ mãi chẳng dám đi. Đọc xong bài này em có động lực hơn rồi. Chúc anh ngày càng thành công

  4. Bạn ơi! Có thể giúp đỡ mình k mình là người rất đam mê đi phượt và hay đi độc hành mình cũg muốn những chuyến đi của mình giúp mìh có thu nhập

  5. Em biết đến bài viết này của anh hơi trễ, anh có thể cho em xin phương thức liên lạc để gửi bài cho các anh chị ở Vn.Express không ạ? Em cám ơn anh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết gợi ý

Những sai lầm đã mắc phải khi tôi là 1 travel blogger.

Hôm nay, tôi không muốn chia sẻ điều gì cả mà chỉ muốn nhìn lại một cách công minh những gì mình đã trải qua, những sai lầm mình đã gặp phải. Tại sao lại dùng chữ sai lầm? Tôi tạm định nghĩa sai lầm với tôi là những việc không đem lại niềm vui, […]

Tháng Sáu 16, 2021

5 mẫu theme phù hợp dành cho blogger du lịch

Bạn đang cần tìm một mẫu theme đẹp cho blog du lịch của mình? Trong bài viết này Việt Anh sẽ tổng hợp một số mẫu theme mà mình thấy ấn tượng cho blog du lịch để các bạn tham khảo nhé! Ba kiểu giao diện blog chính Có 3 kiểu giao diện chính: Giao […]

Tháng Sáu 15, 2021

Nếu bây giờ xây dựng lại một website như Dulichbui24, Việt Anh sẽ làm gì?

Hôm rồi Việt Anh chợt tự hỏi: nếu bây giờ bắt đầu xây dựng lại một website mới như Dulichbui24, mình sẽ làm gì? Trong một bài viết chia sẻ khác ở chuyên mục Phát triển du lịch bền vững, mình đã chia sẻ 9 ý tưởng giúp doanh nghiệp du lịch bứt phá không […]

Tháng Sáu 11, 2021

11 giá trị “không phải ai cũng biết” mà blog mang lại cho bạn!

Tại sao Việt Anh luôn khuyên bạn nên bắt đầu xây một kênh blog cho mình/doanh nghiệp của mình? Không cần nói nhiều chắc chúng ta đều biết blog/website là một kênh truyền thông vô cùng mạnh và quan trọng trong việc quảng bá, phát triển thương hiệu cá nhân hay doanh nghiệp. Tuy nhiên, […]

Tháng Sáu 10, 2021

Travel Blogger cần những thiết bị gì?

“Anh Việt Anh ơi, một travel blogger cần có những thiết bị gì?” Bạn thân mến, trong series bài viết trước mình đã chia sẻ về chủ đề: Travel Blogger là gì, làm gì? Hay lộ trình để trở thành Travel Blogger, tố chất cần có, những điều cần chuẩn bị về mặt kỹ năng, […]

Tháng Sáu 9, 2021