Cách tìm thấy chủ đề “lý tưởng nhất” cho blog của bạn

“Em chưa biết lựa chọn chủ để nào cho hợp lý!” hay “Em vẫn còn khá mông lung khi xây dựng nội dung blog” luôn là một trong những mối băn khoăn lớn nhất trước của các bạn đã và đang viết blog nói chung, hay blog du lịch nói riêng. Mình rất hiểu điều […]

Trần Việt Anh Tháng Một 27, 2021

  • Chia sẽ:

“Em chưa biết lựa chọn chủ để nào cho hợp lý!” hay “Em vẫn còn khá mông lung khi xây dựng nội dung blog” luôn là một trong những mối băn khoăn lớn nhất trước của các bạn đã và đang viết blog nói chung, hay blog du lịch nói riêng.

Mình rất hiểu điều này, vì mình cũng từng trải qua nó. Cứ viết nhưng không biết rồi sẽ đi đến đâu, không có định hướng rõ ràng giống như đi đường mà không có đèn vậy, mò mẫm, không biết mình đang ở đâu và sẽ đên đâu. Dù mình cũng cố gắng làm, nhưng sao vẫn chưa hiệu quả?

Điều đầu tiên mình muốn chia sẻ: đây là một điều rất bình thường! Việc tuổi trẻ mông lung là một thứ gì đấy rất dễ thương và dễ hiểu, đừng lo lắng quá nhé! Bài viết này mình không chỉ chia sẻ với các bạn đang muốn trở thành blogger du lịch cách để tìm ra chủ đề, mà còn chia sẻ cách để bạn chọn cho mình một công việc phù hợp nhất với bạn!

Nghe thú vị không nào?

Giờ hãy cùng bắt đầu hành trình “đi tìm lẽ sống” cùng blogger Trần Việt Anh nhé!

Ngồi làm việc ở sân bay Don Muang (Bangkok)
Ngồi làm việc ở sân bay Don Muang (Bangkok). Travel Blogger ngủ ngoài sân bay là chuyện thường… nhưng làm việc mình yêu thích thì thấy khó khăn chỉ là việc bình thường.

Hành trình gần 10 năm đi tìm công việc mơ ước

Trước khi bắt đầu, mình kể cho bạn nghe về câu chuyện dành cả tuổi trẻ để đi tìm công việc mơ ước của chính mình. Mình thuộc tuýp người: sẽ sống và làm những gì mình yêu thích, phù hợp để hạnh phúc chứ không chấp nhận làm những gì mình không thích chỉ để kiếm tiền.

Hồi cấp 3 mình thích học môn văn, ước mơ của mình là trở thành một phóng viên, được đi đây đi đó, rồi mình tập tành viết từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng chẳng có bài nào được đăng cả.

Khi thi đại học, mình thi học viện báo chí và tuyên truyền, mình rớt, vì đơn giản là 3 năm cấp ba mình cắm đầu vào chơi game, và có một số vấn đề cá nhân nên mình gần như không học hành gì, thi trượt đại học là một điều hiển nhiên.

Không ngồi học viết báo được ở trường báo bạn nghĩ mình có bỏ cuộc không?

– Không! Mình vẫn tập viết, và cơ duyên đến khi mình tham gia viết cho một tờ tạp chí Thời trang đường phố cùng những người bạn chơi Hiphop. Tạp chí Clothing Freakers, nơi mình đã có những ngày tháng sống với văn hóa underground/đường phố của Hiphop.

Rồi từ đấy mình cộng tác với một số đơn vị khác, cứ thế duy trì việc viết, kể cả khi mình đã đi làm marketing full-time, kinh doanh riêng, hay cho tới tận bây giờ, khi đang ngồi đây chia sẻ những dòng này với bạn, mình vẫn duy trì việc viết, vẫn giữ ước mơ đi đây đi đó và viết như ngày còn học phổ thông.

Mình đã từng làm nhiều công việc khác nhau, nhưng nhiều nhất là: Marketing và tự kinh doanh online. Mình cũng đã thử ném mình vào nhiều môi trường khác nhau để tìm ra xem đâu mới là điều phù hợp nhất với mình. Và may mắn mình đã biết cách tìm được công việc phù hợp nhất cho mỗi người, khi tìm ra rồi việc còn lại có lẽ chỉ là sống trọn vẹn với nó.

Hành trình 10 năm đi tìm công việc mơ ước
Hành trình đi tìm công việc mơ ước không dễ dàng, phải đánh đổi nhiều thứ, rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng với mình – nó xứng đáng!

Hiện giờ mình không còn là cậu thanh niên thi học viện báo chí trượt thẳng cẳng nữa, mình là Trần Việt Anh – blogger du lịch, người sáng lập Dulichbui24.com – blog chia sẻ kinh nghiệm du lịch tới hơn 4 triệu người Việt. Bên cạnh đó mình cũng là founder công ty cổ phần tư vấn dịch vụ du lịch Wonderful Vietnam và Cộng đồng Travel Blogger Việt Nam.

Những người trẻ trăn trở

Bạn có đang trăn trở đi tìm lẽ sống cuộc đời?

Mình biết rằng ở ngoài kia còn rất nhiều bạn trẻ đã từng giống như mình, không biết điều gì là phù hợp, công việc nào mang lại cho mình niềm vui, mông lung, mờ mịt.

Bạn à! Mỗi người sinh ra là duy nhất, sở thích, sở trường khác nhau, không ai giống ai, mình tin rằng mỗi người sinh ra đều có một nhiệm vụ gì đó để thực hiện, chỉ có điều người ấy có nhận ra hay không thôi. Vậy thì phải có công việc gì thực sự phù hợp (dành cho) với chính mình chứ?

Ikigai – Bí quyết đi tìm lẽ sống của người Nhật

Bạn đã từng nghe về Ikigai bao giờ chưa?

Trưa nay mình ngồi với một đứa em, đời đầu 9x, đến giờ gần 30 tuổi rồi nó vẫn nói với mình :”Em đang mông lung, không biết nên làm gì, vì em chẳng giỏi gì”.

– Đừng lo lắng, anh có cái này chia sẻ với mày!

Con bé đã từng nghe về Ikigai rồi, cả mình cũng thế, mình từng biết đến Ikigai từ hồi 2017, nhưng ngày đấy không hiểu rõ, cũng không quan tâm mà đầu óc chỉ có duy nhất 1 thứ: đam mê nên mình đã lãng phí khá nhiều thời gian, nguồn lực, công sức. Nhưng cũng vui vì có trải nghiệm đó mà giờ mình ở đây viết bài này chia sẻ cùng bạn!

Cộng việc mơ ước dành cho mỗi người

Quan niệm Ikigai về Lẽ sống của người Nhật giúp cho mỗi người tìm ra được công việc là lẽ sống cuộc đời: thứ bạn giỏi, đam mê, được trả tiền, thế giới cần (và mình bổ sung: nhân văn, tử tế).

Khái niệm này tương đối giống “Thuyết con nhím” trong cuốn Từ tốt đến vĩ đại của Jim Colley.

Thuyết con nhím trong cuốn Từ tốt đến vĩ đại của Jim Colley.
Thuyết con nhím trong cuốn Từ tốt đến vĩ đại của Jim Colley giúp bạn tìm ra công việc mơ ước.

Sau này nhận ra, tìm ra đam mê là tốt, nhưng nếu chỉ có đam mê không thì không đủ, chúng ta sẽ thỏa mãn nhưng không kiếm được tiền, thậm chí phải bỏ tiền ra để phục vụ cho đam mê.

Còn làm việc mình không thực sự đam mê, có thể kiếm ra tiền mình cũng đã làm, nhưng với động lực để nuôi đam mê chứ không phải để làm giàu. Hồi đấy mình kinh doanh áo thun và đồ du lịch, kinh doanh nhưng có khi một năm bỏ cửa hàng đi không nhớ nổi số lần, lúc Hà Giang, khi Cát Bà, khi Mộc Châu, Sơn La… để làm các hoạt động xã hội.

Mình thấy vẫn thiếu mảnh ghép nào đấy, sống với đam mê không thì vui nhưng không kiếm được tiền. Làm công việc kiếm được tiền thì đầu óc chỉ nghĩ đến đam mê. Phải có cách nào hợp nhất được những điều này chứ?

Mình tiếp tục đi tìm, tiếp tục thử, năm 2017 mình dừng luôn việc kinh doanh để viết blog du lịch full-time, đấy là quãng thời gian mình đi nhiều nhất, dành hầu hết thời gian trên đường, mình đi Phú Quốc, Đà Lạt, Hội An, Đông Nam Á… Sau đấy là quãng thời gian mình gián đoạn vì cuộc sống cá nhân có nhiều thay đổi: lập gia đình, sinh con.

2019, mình cùng hai người bạn lập công ty Wonderful Vietnam viết cẩm nang du lịch Việt Nam, mình đi và sống đúng với đam mê rồi nhưng vẫn thất bại, vì đi sai hướng. Đã có lúc mình bế tắc không thể nào thoát ra được, lúc đấy đi làm Marketing Manager cho một công ty nha khoa, nhưng không phải đam mê nên mình nghỉ sau hơn 6 tháng thích nghi.

Mấy tháng trở lại đây, mình tĩnh tâm, lại gặp công thức Ikigai lần nữa, nhưng khác biệt ở chỗ lần này mình đã có trải nghiệm, có đầy đủ chất liệu để ứng dụng cho công thức khá ngắn gọn, nhưng vô cùng hiệu quả này.

Phương pháp ứng dụng Ikigai tìm chủ đề viết blog và cả công việc lý tưởng dành cho bạn

Bên dưới đây, mình sẽ hướng dẫn bạn cách để thực hành, bạn hãy lấy giấy bút ra mình cùng làm nhé!

ví dụ minh họa thuyết con nhím
ví dụ minh họa mình sử dụng Ikigai (Phương Đông) kết hợp với Thuyết con nhím (Phương Tây) để tìm ra công việc lý tưởng nhất dành cho bản thân, và chủ đề viết blog phù hợp nhất chính là công việc phù hợp nhất rồi phải không nào?

Bước 1: Điều bạn thích/đam mê của bạn là gì?

Điều bạn đam mê là thứ bạn sẵn sàng bỏ: thời gian, công sức, tiền bạc… cho nó. Ví dụ bạn mình đam mê nhiếp ảnh, anh này bỏ rất nhiều tiền để sắm máy ảnh, sáng sớm dậy đi chụp ảnh để bắt khoảnh khắc đẹp, đi xe vài trăm cây số để đi chụp ảnh ở các bản làng xa xôi.

Hay một cô bạn mình biết đam mê đi du lịch bằng xe máy, cô ấy từng đi làm để mua 1 chiếc xe Kawasaki, sau này đổi đời lên xe Ducati luôn rồi. Chiếc xe ấy có thể không giúp cô ấy kiếm ra tiền, nhưng vì đam mê, cô ấy chấp nhận bỏ tiền ra để thỏa mãn đam mê ấy.

Còn mình thì sao? Đam mê của mình là hoạt động cộng đồng, xã hội và đi du lịch. Mình sẵn sàng bỏ tiền, bỏ thời gian, công sức để tổ chức các chuyến đi làm hoạt động cộng đồng, sẵn sàng dành hết số tiền tiết kiệm để đi du lịch hồi còn trẻ.

Đến đây cơ bản bạn hiểu đam mê rồi phải không? Nhớ ghi rõ đam mê của bạn ra nhé!

Bước 2: Sở trường của bạn?

Sở trường là những gì bạn giỏi. Ví dụ hồi còn đi học, bạn thấy trong các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thể dục thể thao, mỹ thuật, âm nhạc… có môn nào bạn đặc biệt giỏi hơn mấy đứa cùng lớp không?

Ví dụ bạn mình có giọng hát và giọng nói rất hay. Cậu ấy làm MC hay hơn tất cả những người khác.

Hay mình giỏi viết văn (nghị luận xã hội) tốt hơn các môn khác. Thậm chí mình chẳng cần học bài cũng có thể viết được điểm cao.

Đấy chính là sở trường: thứ gì đấy bạn không cần tốn nhiều người lực cũng làm nó rất tốt, tốt hơn những người khác, những thứ khác.

Ví dụ trong việc trở thành blogger du lịch: sở trường trong du lịch của bạn là gì? Của mình là khả năng viết, kết nối, truyền cảm hứng. Bạn thì sao? Viết ra giấy nhé!

Bước 3: Đó có phải điều xã hội cần? Và bạn có được trả tiền để làm việc đó?

Đây chính là vế mình đã thiếu suốt những năm tháng tuổi trẻ. Mình làm: thứ mình giỏi (viết lách) và điều mình đam mê (du lịch trải nghiệm). Dù xã hội cần, nhưng ở thời điểm mình bắt đầu viết mình chưa được trả tiền để làm việc đó. Thời điểm ấy blogger du lịch còn là một điều gì đó rất lạ lẫm, ít người làm, bây giờ nhiều hơn rồi.

Bạn nhớ nhé:

  1. Xã hội có cần điều bạn đang làm không? Nếu có thì nhiều hay ít? Nhu cầu này có khả năng tăng lên không? Hay nó sẽ giảm đi? (Ví dụ: có một cô bé học ở workshop Trở thành Travel Blogger của mình làm về chủ đề ăn chay, sức khỏe. Chủ đề này ngày càng có nhiều người quan tâm, tức là nó tiềm năng để bạn làm và phát triển).
  2. Bạn có được trả tiền để làm việc đó: đây là điều thực tế bạn cần xác định trước khi làm nếu bạn muốn phát triển một cách nghiêm túc, để đam mê trở thành một công việc nuôi sống mình, chứ không còn là bạn nuôi đam mê nữa. Có thể ngay lúc đầu xã hội chưa trả tiền cho bạn (như mình khi mới bắt đầu viết Dulichbui24.com), nhưng tương lai thì sao? Hãy suy nghĩ kĩ vấn đề này nhé!

Bước 4: Tính nhân văn trong công việc, cuộc sống

Để sơ đồ này được hoàn chỉnh, mình bổ sung yếu tố nhân văn. Nếu bạn làm một việc: bạn giỏi, bạn đam mê, bạn kiếm được tiền, xã hội cần… nhưng nó trái với luật pháp, trái với đạo đức của con người thì sao?

Để công việc của bạn được vui vẻ, hạnh phúc, bền vững thì không hại đến ai là một điều kiện rất căn bản. Bạn có thể đưa những giá trị đạo đức, lý tưởng bạn theo đuổi vào đây, ví dụ:

  • Không làm hại đến ai, không làm trái pháp luật
  • Tôn trọng mọi người
  • Tâm huyết…
Mình đi làm đây...
Mình chụp ảnh trong lúc đi làm đây…

Bài học trên hành trình sống với ước mơ

Sống với ước mơ, đừng quên thực tế

Đây là bài học lớn mà mình nhận được. Mình là một Dreamer chính hiệu, nhưng mình nhận ra mơ cũng cần phải thực tế. Thử thách lớn nhất là cân bằng, nếu đi xe đạp mà nghiêng quá về một phía chắc chắn chiếc xe sẽ đổ, và chúng mình sẽ bị thương.

Kiếm tiền từ đam mê của bạn

Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ kiếm tiền bằng chính đam mê? Mình đã và đang kiếm tiền bằng đam mê du lịch, khám phá của mình rồi đây! Mình cũng đã viết một bài chia sẻ 11 cách kiếm tiền bằng đam mê du lịch dành cho những người bạn có chung đam mê.

Mình biết nhiều người đang kiếm tiền từ chính đam mê của họ. Nhưng nhớ là điều ấy bạn phải: giỏi, xã hội cần thì bạn mới có cơ hội kiếm tiền và sống vui vẻ với nó.

Công thức chỉ để tìm ra, bạn sẽ là người tiếp tục phát triển nó

Mình có một bài tập khác, sau khi bạn đã tìm ra được công việc lý tưởng dành cho mình. Một việc khiến bạn vui vẻ, tràn đầy năng lượng, làm nó đơn giản, càng ngày càng giỏi, vượt trội, kiếm được ra tiền.

Tiếp theo, để phát triển, mình có một bài tập thú vị:

Bước 1: Vẽ một vòng tròn và ghi ra những điều bạn đang có

Ví dụ như gia đình, bạn gái/bạn trai, vợ/chồng, công việc A, thu nhập, xe hơi/xe máy, máy ảnh… bất cứ thứ gì bạn đang có.

Lưu ý: càng cụ thể càng tốt

Bước 2: Ghi ra những điều bạn muốn

Ví dụ bạn có một chiếc xe máy mua 30 triệu, giờ bạn muốn mua một chiếc xe nhìn cool ngầu hơn, bạn viết điều đấy ra ngoài. Tương tự thế với tất cả những điều khác ngoài vợ, và chồng – chắc bạn không muốn có thêm nhiều vợ/nhiều chồng đấy chứ?

Bước 3: Lên kế hoạch để đạt được điều đó

Bài tập này giúp bạn nhìn rõ điều mình đang có, và điều mình muốn có. Hai trường hợp xảy ra:

  1. Bạn sẽ hài lòng với điều mình đang có rồi, không muốn thay đổi, ví dụ như vợ hoặc chồng bạn chẳng hạn.

2. Bạn muốn phát triển, vậy thì việc cần làm là phải thay đổi cách làm cũ, để có được thứ mới. Lên kế hoạch để thực hiện điều này. Ví dụ: mình muốn nói tiếng Anh thông thạo để có thể làm việc được với đối tác nước ngoài khi du lịch Quốc tế trở lại Việt Nam, mình cần học tiếng Anh, chứ không thể chỉ ngồi đấy và mong muốn được. Hay đã đi du lịch được 30 thành phố, giờ bạn muốn đi qua 30 quốc gia, lại lên kế hoạch tiếp. Hay chạy bộ được 3km rồi, giờ bạn muốn nâng cấp lên 5km, 21km. Vân vân và vân vân.

Một công thức giúp bạn có thêm động lực để thoát ra khỏi vùng an toàn.
Một công thức giúp bạn có thêm động lực để thoát ra khỏi vùng an toàn.

Cùng làm bài tập và báo cho nhau biết nhé!

Sau bài tập này, bạn đã tìm ra được chủ đề viết blog phù hợp dành cho mình chưa?

Cũng có thể bạn sẽ khám phá ra công việc mơ ước của mình?

Nếu chưa tìm ra được ngay bạn đừng nản lòng nhé, cứ từ từ, từng bước, chỉ cần bạn chú tâm vào việc tìm cho ra thì bạn sẽ có cách giải.

Bài viết này cũng khá dài rồi, mình xin dừng lời ở đây, chúc bạn tìm được chủ đề viết blog lý tưởng nhất. Nếu có thắc mắc bạn có thể để lại comment trong bài viết này.

Ngoài ra để trở thành Travel Blogger mình có tổ chức một workshop hướng dẫn các bạn bài bản từng cách để xây dựng, phát triển blog, thương hiệu cá nhân (xem tại đây). Cùng với việc kết nối với những người đi trước (như mình), bạn sẽ được kết nối với những người bạn khác trong Cộng đồng Travel Blogger Việt Nam để có thêm động lực, quyết tâm trở thành Blogger du lịch nhé!

Bạn cũng có thể đọc các bài viết liên quan về chủ đề Trở thành Blogger du lịch như:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết gợi ý

Những sai lầm đã mắc phải khi tôi là 1 travel blogger.

Hôm nay, tôi không muốn chia sẻ điều gì cả mà chỉ muốn nhìn lại một cách công minh những gì mình đã trải qua, những sai lầm mình đã gặp phải. Tại sao lại dùng chữ sai lầm? Tôi tạm định nghĩa sai lầm với tôi là những việc không đem lại niềm vui, […]

Tháng Sáu 16, 2021

5 mẫu theme phù hợp dành cho blogger du lịch

Bạn đang cần tìm một mẫu theme đẹp cho blog du lịch của mình? Trong bài viết này Việt Anh sẽ tổng hợp một số mẫu theme mà mình thấy ấn tượng cho blog du lịch để các bạn tham khảo nhé! Ba kiểu giao diện blog chính Có 3 kiểu giao diện chính: Giao […]

Tháng Sáu 15, 2021

Nếu bây giờ xây dựng lại một website như Dulichbui24, Việt Anh sẽ làm gì?

Hôm rồi Việt Anh chợt tự hỏi: nếu bây giờ bắt đầu xây dựng lại một website mới như Dulichbui24, mình sẽ làm gì? Trong một bài viết chia sẻ khác ở chuyên mục Phát triển du lịch bền vững, mình đã chia sẻ 9 ý tưởng giúp doanh nghiệp du lịch bứt phá không […]

Tháng Sáu 11, 2021

11 giá trị “không phải ai cũng biết” mà blog mang lại cho bạn!

Tại sao Việt Anh luôn khuyên bạn nên bắt đầu xây một kênh blog cho mình/doanh nghiệp của mình? Không cần nói nhiều chắc chúng ta đều biết blog/website là một kênh truyền thông vô cùng mạnh và quan trọng trong việc quảng bá, phát triển thương hiệu cá nhân hay doanh nghiệp. Tuy nhiên, […]

Tháng Sáu 10, 2021

Travel Blogger cần những thiết bị gì?

“Anh Việt Anh ơi, một travel blogger cần có những thiết bị gì?” Bạn thân mến, trong series bài viết trước mình đã chia sẻ về chủ đề: Travel Blogger là gì, làm gì? Hay lộ trình để trở thành Travel Blogger, tố chất cần có, những điều cần chuẩn bị về mặt kỹ năng, […]

Tháng Sáu 9, 2021