4 bước để trở thành cộng tác viên du lịch của Vnexpress.net, Traveloka…

Chào bạn đến với series bài viết kiếm tiền khi đi du lịch, mình là Việt Anh, người sáng lập Dulichbui24.com. Bài viết trước, mình đã chia sẻ với bạn 10 cách kiếm tiền bằng việc đi du lịch. Bài viết này, mình đi đâu vào cách thứ (2) – Trở thành cộng tác viên báo […]

Trần Việt Anh Tháng Mười 3, 2017

  • Chia sẽ:

Chào bạn đến với series bài viết kiếm tiền khi đi du lịch, mình là Việt Anh, người sáng lập Dulichbui24.com.

Bài viết trước, mình đã chia sẻ với bạn 10 cách kiếm tiền bằng việc đi du lịch. Bài viết này, mình đi đâu vào cách thứ (2) – Trở thành cộng tác viên báo chí, cộng tác viên viết nội dung. Hay nói cách khác là: viết bài chia sẻ về chuyến đi của bạn, đăng trên một website du lịch và kiếm một khoản tiền nhỏ.

Viết hay sáng tạo nội dung là nền tảng để bạn trở thành blogger du lịch – và tiếp cận cách kiếm tiền khi đi du lịch khác như: bán quảng cáo trên website, fanpage facebook, hay theo đuổi cách (1) tiếp thị liên kết các sản phẩm du lịch.

Nội dung bài viết: mình sẽ chia sẻ các bước để có thể viết một bài viết hoàn chỉnh, gửi đăng báo, hoặc đăng trên các trang tin du lịch…vv

Bài viết này gồm 4 phần

Phần 1: Chọn chủ đề (nội dung sắp viết)

Phần 2: Bắt tay vào viết

Phần 3: Đọc lại và sửa

Phần 4: Gửi bài, chờ duyệt và nhận nhuận bút

Nào bắt đầu vào phần chi tiết nhé!

Phần 1: Chọn chủ đề 

Trước khi bắt tay vào viết mình thường “vắt tay lên trán” nghĩ xem viết cái gì để nhiều người đọc bây giờ? Và đây là 4 tiêu chí để mình tìm ra chủ đề, chứ không phải chỉ “vắt tay lên trán” là ra.

1/ Độc giả là ai?

Trước khi viết, mình xác định rõ đối tượng bạn đọc là ai.

Ví dụ mình vừa đi du lịch Đà Nẵng, mình muốn viết một bài Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng

(1) Độc giả là ai: với Dulichbui24.com, độc giả là những người trẻ tuổi thích đi du lịch tự túc, mình sẽ chia sẻ thông tin hướng các bạn đến việc tự thuê xe đi, tự đặt khách sạn, tự đạt tour ghép giá rẻ…vv

Vì đối tượng độc giả của mình là dân đi bụi, đi tự túc tiết kiệm nên mình sẽ không chia sẻ về các khu resort nghỉ dưỡng trong bài viết này, thay vào đấy là chỉ cho các bạn ấy thuê khách sạn ở đâu giá rẻ, tiện di chuyển và tham quan.

(2) Văn phong: cũng tùy vào đối tượng bạn đọc mà mình sử dụng văn phong cho nhóm đối tượng ấy.

Ví dụ như trong bài Kinh nghiệm phượt Hà Giang, mình xưng “tôi – anh em” với bạn đọc. Vì đối tượng những bạn đi phượt Hà Giang đều là dân xê dịch, dân đi bụi, xưng hô như thế cho gần gũi.

Nhưng chỉ là blog thôi nhé, viết đăng trên Vnexpress.net, hay Zing.vn mà xưng “tôi – anh” kiểu tứ xứ giang hồ thế chị trưởng ban tát cho vỡ mặt. Hết sức lưu ý để bảo vệ bản thân bạn và bài viết kaka.

2/ Mình định viết gì đây ta?

Sau khi đã lựa chọn xong đối tượng bạn, mình cần nghĩ xem mình sẽ viết chủ đề cụ thể gì. Vì du lịch thì có đủ các loại chủ đề: ăn, chơi, nhảy, múa…vv Có 4 chủ đề lớn mà mình thường khai thác là:

  1. Kinh nghiệm: dạng bài này sẽ chia sẻ kinh nghiệm du lịch ở một điểm đến, hay một trải nghiệm nào đấy. Ví dụ: Kinh nghiệm du lịch Bangkok tự túc hay Lịch trình du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm
  2. Cảm xúc – trải nghiệm: những bài này thường là cảm xúc sau một chuyến đi. Báo chí online trước kia chỉ thích kiểu xôi thịt (chủ đề nóng bỏng tay, cướp giết, hiếp…vv giờ cũng đã chuyển sang quan tâm tới cảm xúc. Mình có 2 ví dụ để bạn tham khảo: Hành trình 5 ngày 4 đêm ở Đông Bắc hay Những đứa trẻ ở Sâu Chua
  3. Lời khuyên/cảnh báo/gợi ý: dạng bài này thường đưa ra lời khuyên, nên đi đâu vào tháng này, nên làm gì, ăn gì, ở đâu. Ví dụ bài: hay bài Đi Phú Quốc nên ở khách sạn nào? hay Đường đi Hà Giang có nguy hiểm không?

4. Bài mang tính thời sự: dạng bài này thường là cập nhật thông tin ngay trong khoảng thời gian bạn viết bài. Ví dụ như bây giờ là tháng 9 – mùa lúa chín ở miền núi phía Bắc, mình sẽ viết bài Tháng 9 đi đâu? Hay trước 2/9 mình sẽ viết bài Nên đi đâu vào 2/9?

Đừng lan man!

Có rất nhiều chủ đề để bạn khai thác, tuy nhiên bạn không thể ôm đồm hết tất cả vào trong một bài viết (như bài viết này)

Vì lý do 2 lý do: bài viết sẽ quá dài và không có mục tiêu cụ thể bạn sẽ không cung cấp được đúng thông tin mà bạn đọc cần. Giống như việc bạn chỉ có một mũi tên, mà bạn lại tự đặt ra cho mình quá nhiều cái đích, bạn không thể nào bắn 1 lúc trúng tất cả.

Trong bài viết này, mình đang cố gắng chia sẻ nhiều thông tin cùng một lúc, sẽ khiến bạn bị loạn. Đáng lý ra, mình sẽ phải chia sẻ từng cách một, ví dụ như: làm thế nào để chọn chủ đề, các chọn đối tượng, cách trình bày, các lưu ý… thành từng bài viết riêng. Nhưng lần này mình muốn hệ thống lại, để cho series bài viết không có quá nhiều bài, khiến những bạn đọc mới đọc dễ nắm được thông tin cơ bản. Anh em chịu khó khó chịu nhé! :))

Kinh nghiệm của mình: để bài viết của bạn hấp dẫn, bạn nên chia sẻ những thông tin hữu ích tới bạn đọc. Ví dụ như series bài viết này, mình biết bạn quan tâm tới việc viết lách kiếm tiền bằng việc đi du lịch, mình chia sẻ cho bạn thông tin bạn cần, vậy là bài viết trở nên hữu ích, phải không nào?

Phần 2: Bắt đầu viết

Sau khi lựa chọn được viết cho ai, viết cái gì, giờ sẽ bắt đầu vào phần khó nhất – viết như thế nào.

Việc viết lách (theo mình) phụ thuộc nhiều vào yếu tố kỹ năng của cá nhân, nếu bạn mới viết thì không còn cách nào khác là bạn phải đọc bài của người khác, học theo và viết thật nhiều và sửa đi sửa lại để rèn luyện kỹ năng của mình.

Nếu bạn bĩu môi bảo mình :”Eo ơi! Nhiều bước thế, “nười nắm”!” thì “Thôi! Chuyển, bạn đã bị loại khỏi cuộc chơi!”. Viết lách là quả một quá trình tích lũy nhé anh em!

Quay trở lại với chủ đề chính, một bài viết được chấp nhận đăng trên các trang báo là những bài viết đáp ứng được những yêu cầu như: đúng cấu trúc – văn phong và biết cách trình bày nội dung hợp lý. Và đôi khi còn là cả cách mà bạn gửi bài nữa…

4 lưu ý về cấu trúc bài viết

(1) Bài viết bố cục mở – thân – kết

Giống như bài văn bình thường, bài viết về du lịch cũng cần đủ 3 phần: mở – thân bài và kết.

Phần mở bài rất quan trọng: thường giới thiệu những nội dung tóm tắt trong bài, mở bài hay sẽ thu hút bạn đọc đọc tiếp, nếu dở, tỷ lệ bạn đọc bỏ qua là rất cao. Giống như ấn tượng đầu tiên trong buổi hẹn hò đầu tiên vậy!

Phần thân bài: chia bài viết ra làm các đề mục và đi vào chi tiết

Phần kết không quan trọng lắm! Chủ yếu là chia sẻ cảm xúc của bạn hoặc kêu gọi độc giả chia sẻ cảm xúc của họ. Nếu là blog, mình thường nhắn nhủ bạn đọc :”Nếu cần thêm thông tin gì cứ email cho mình qua…”

(2) Mở bài bằng phần tóm tắt nội dung chính của bài viết

Phần nội dung quan trọng nhất của bài viết mình đặt đầu tiên.

Phần nội dung quan trọng nhất của bài viết mình đặt đầu tiên để độc giả nắm được nội dung tóm tắt của cả bài viết.

(3) Chia nhỏ đề tài

Bài viết được chia nhỏ ra làm nhiều đề tài (nếu quá dài) – và chúng ta cũng sẽ tóm tắt nó ở phần đầu tiên.

Chỉ với một bài viết mình chia ra 9 đề tài nhỏ khác nhau. Việc chia nhỏ này sẽ giúp độc giả dễ tìm kiếm thông tin và ngay cả người viết cũng sẽ hệ thống thông tin tốt hơn.

Bạn có thể tham khảo cụ thể các chia nhỏ đề tài tại bài viết mẫu sau: Kinh nghiệm “xương máu” sau 21 ngày du lịch Phú Quốc

(4) Tiêu đề “vô cùng” quan trọng

Tiêu đề là thứ cuối cùng mình ngồi viết, nhưng là điều đầu tiên độc giả đọc. Mình luôn coi việc đặt tiêu đề có sức hút giống như độ sexy (lôi cuốn) của một cô gái. Bạn thử tìm kiếm thứ gì đấy trên google xem, có hàng tấn thông tin trong cùng một chủ đề. Tức là có rất nhiều đứa con gái khác xinh ngang ngửa, thậm chí hơn bạn, phải làm sao đây?

Phải khoác cho mình một bộ cánh thật sexy. Trường hợp mình ví dụ ở đây là bạn đang tìm: kinh nghiệm du lịch Hà Giang, bạn sẽ thấy một list danh sách các website viết về chủ đề này. Bạn sẽ đọc bài viết nào trong các bài viết bên dưới đây?

Mình đặt tiêu đề như mọi người (vì liên quan đến SEO) nên bắt buộc phải có từ “kinh nghiệm du lịch Hà Giang” – cách để mình trở nên hấp dẫn hơn là thêm 2017 (thời điểm hiện tại) và “người trải nghiệm thật” vào trong tiêu đề. Cầu trời là nó hấp dẫn hơn, hy vọng thế.

5 lưu ý về cách trình bày bài viết dễ đọc

Mình ngày trước trình bày khó đọc hơn bây giờ nhiều. Nhờ buổi cafe với blogger Dương Anh Thiện, một người bạn tốt bụng (cậu ấy viết Hiquynhon.com) đã góp ý với mình rằng :”Cậu viết khó đọc quá” và cậu ấy chia sẻ lại với mình những cách để bài viết trông dễ đọc hơn.

(1) Xuống dòng sau 3-4 dòng liên tiếp

(2) Sử dụng đề mục và tiêu đề nhỏ (bạn để ý những tiêu đề mình để font to và tô màu xanh nhé! Tôi cố tình đấy các ông ạ! Các ông có thấy dễ đọc hơn không? Có thì tốt, mà không thì comment nói cho tôi biết với nhé!)

(3) Độ dài bao nhiêu hợp lý?

Thường giờ người ta thích số 1000 các ông ạ, còn tôi, cứ 2-3-4-5, có bài 10 nghìn chữ. Blog của tôi, tôi thích thì tôi viết hôy… haha

Khoảng 1000 là độ dài hợp lý nhé!

(4) Tiêu đề cần phải thật sexy

Đã nói ở trển rồi nhé!

(5) Ảnh đẹp sẽ tăng thêm phần hấp dẫn

Bạn vào một bài viết nào mới từ năm 2017 ở Dulichbui24.com cũng sẽ thấy, ảnh không đến nỗi tệ, thậm chí liệt vào dạng “cũng đẹp đấy chứ!” ahihi.

Lưu ý về ảnh: nếu ảnh do bạn chụp bạn nên đóng dấu nguồn, như mình, mình hay để “Copyright by Trần Việt Anh – Dulichbui24.com” – đăng luôn cái ảnh bên dưới để làm mẫu nhé!

Những kilomet đầu tiên trên đường từ Sapa đi Y Tý, trong chuyến đi mùa vàng hồi tháng 9 vừa rồi.

Phần 3: Đọc – sửa – đọc – sửa

Sau khi viết xong một việc quan trọng nữa là đọc và sửa. Có những bài viết trên blog mình phải sửa đi sửa lại rất nhiều lần, từ năm này qua năm khác để update lại nội dung, đôi khi là để sửa lại văn phong cho bài viết hợp với bạn đọc, với tuổi của mình nữa.

Giờ già rồi, với ngày càng bựa nên phải chỉnh lại văn phong không nghiêm túc quá tới lúc bạn bè gặp ngoài đời thường bảo “bố khỉ! ông này viết giả nai, ngoài đời rõ bựa!”… đại loại thế!

Gửi cho bạn bè góp ý

Trong quá trình sửa đôi khi bạn gặp khó khăn, bí ý tưởng, hoặc đơn giản là chẳng tìm thấy chỗ nào lỗi nữa, để chắc chắn hơn bạn nên gửi cho bạn bè đọc và góp ý giúp. Chắc chắn chúng nó sẽ “bới lông và tìm ra vết” của bạn. Nhưng bạn bè mà, chúng nó sẽ cười vào mặt và góp ý giúp bạn trở nên tốt đẹp hơn.

Mình cũng hay gửi bài cho bạn bè, hoặc nhờ chính các bạn độc giả của mình đọc giúp. Ví dụ như bài này, mình sẽ post lên fanpage, trong nhóm cộng tác viên du lịch… và nhờ mọi người góp ý giúp xem nội dung đã dễ hiểu, hữu ích chưa.

Phần 4: Gửi bài

Sau khi viết, rồi sửa xong, bạn tự tin vào bài viết rồi thì hãy gửi nó.

Về việc gửi bài lần đầu tiên, có nhiều bạn làm hết sức tệ, nhiều thanh niên chẳng biết cách viết một lá thư điện tử đúng cách. Viết bài mà hay, viết email gửi cho báo chí mà dở nữa, học nhìn tiêu đề không muốn đọc rồi thì hôy… công dã tràng.

– Tiêu đề: nên ghi rõ mục đích của lá thứ, bạn không cần làm nó hấp dẫn như tiêu đề bài viết, nhưng nếu được thì nên làm.

– Nội dung thư:

đầu tiên chào hỏi

sau đấy giới thiệu về bản thân

giới thiệu người quen chung hoặc người giới thiệu (ở đây là mình, bạn sẽ ghi: Dear X, em là Y, bạn của anh Z. Em được anh Z giới thiệu rằng có thể gửi email cho chị X để gửi bài đăng trên tạp chí abcxyz.com, em thích đi du lịch và muốn chia sẻ để trở thành cộng tác viên. Em đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt, dồn hết công lực… nói chung vất vả lắm để viết được bài này. Hy vọng có thể trở thành cộng tác viên của tạp chí abcxyz…

Cảm ơn và nhận hồi âm từ chị

Nhớ đính kèm file, đừng quên nhé!

Đấy! Nói chung là như thế. Cứ trình bày rõ ràng mục đích, viết đúng chính tả (để không bị cười thối mũi), đầy đủ dấu câu (đừng viết “xin chao chi X, em la Y, ban anh Z” là người ta chửi vào mặt anh Z nữa đấy), trình bày đẹp mắt bằng cách xuống dòng ở mỗi 3 câu…vv nhé!

Bạn nên đọc bài viết Kỹ năng chào hàng pitch của Huyền Chip (tác giả cuốn Xách ba-lô lên và đi) để tìm hiểu về việc viết một lá thư chào hàng bản thân cho đúng cách.

Các đầu mối gửi bài

Đây là thông tin các đầu mối mình đang cộng tác,

1/ Vnexpress.net: Phóng viên Xuân Tú trưởng ban du lịch (Xuantu@Vnexpress.net) hoặc email chung: dulich@Vnexpress.net

Nhuận bút VNX: 150 – 200k/bài

Lưu ý: các chị em ở box Du lịch VNX thích các bài trải nghiệm, thi thoảng chấm phá một ít bài kinh nghiệm tổng quan nữa nhé! Độ dài giới hạn ~1000 từ thôi nhé!

2/ Tuoitre.vn: Phóng viên Lê Sơn: email Leson@tuoitre.com.vn

Nhuận bút VNX: 150 – 200k/bài

Lưu ý: Tuổi trẻ mình chưa gửi bài lần nào, anh Sơn là ông anh mình, nếu liên hệ cứ bảo thằng em hư hỗn của anh nó xúi em gửi bài cho anh. Nhớ viết hay, không lại mất mặt thằng giới thiệu. Mà thực ra, nó cũng không có mặt nào để mất kaka.

3/ Traveloka Golocal: các bạn xem tại đường link này nhé https://blog.traveloka.com/vn/traveloka-golocal/

Nhuận bút: 800k/bài

Lưu ý: chỉ nhận bài về Việt Nam, các điểm đến phải mới lạ, bài viết chưa từng được đăng ở đâu. Và duyệt bài hơi lâu nhé!

4/ Trippy.vn: các bạn liên hệ anh Lâm Nguyễn (email: nguyenlamdl@gmail.com) nhé!

Nhuận bút: như báo chí.

Lưu ý: Trippy.vn là công ty du lịch, bạn gửi bài cũng giới thiệu với anh Lâm (CEO Trippy.vn) là do Việt Anh giới thiệu nhé!

5/ Dulichbui24.com: hiện tại mình mong muốn lập một cộng đồng chia sẻ du lịch, chia sẻ về những điểm đến / trải nghiệm thú vị trong các chuyến đi nhưng chưa có kinh phí để gửi trả cho các bạn. Nếu các bạn mon muốn trở thành người chia sẻ trên Dulichbui24.com mà không nhận tiền nhuận bút mà nhận niềm vui, nhận bạn bè thì bạn gửi email qua cho mình với nội dung: Việt Anh! Tới/tôi/em muốn tham gia chia sẻ trên Dulichbui24.com nhé! Việt Anh và team rất vui được chào đón bạn!

Và chúng mình đang triển khai dự án cẩm nang du lịch Việt Nam, nếu bạn muốn tham gia để viết về quê hương mình thì sẽ rất tuyệt! Điều mình có thể giúp bạn qua dự án này là:

  • Giúp bạn làm chủ kỹ năng sáng tạo nội dung dạng blog chia sẻ
  • Giúp bạn xây dựng cho mình một cái “tên” trong cộng đồng du lịch
  • Sau này có thể có cơ hội kiếm tiền từ việc chia sẻ đam mê, mình sẽ giới thiệu cho bạn cùng làm!

Bạn nên cộng tác với một đơn vị báo chí

Mình nghĩ bất cứ ai khởi đầu cũng nên cộng tác với một tờ báo, vì 4 lý do sau:

  • Uy tín cá nhân
  • Bài viết có nhiều người đọc
  • Nhận được nhuận bút đều đặn
  • Chia sẻ bài viết tới nhiều người hơn

Làm thế nào để kiếm tiền từ việc chia sẻ thông tin?

Ngoài việc viết lách trên báo, bạn cũng có thể viết trên note (facebook) hay blog của chính mình (miễn phí có wordpress.com – nơi khởi đầu con đường viết blog của mình). Và việc viết lách cá nhân này có thể sẽ giúp bạn

(1) Giúp người khác giới thiệu/bán dịch vụ (xe khách – tour – khách sạn…vv)

(2) Tiếp thị liên kết – hình thức giống (1) nhưng khác là làm online

(3) Bán đặc sản ở nơi bạn đến

Ê tờ ết – Kết!

Ôi! Nói chung là nhẹ nhõm! Mình nợ anh em nhóm “cộng tác viên du lịch” bài viết này đã 2 tháng nay, ấp ủ mãi, giờ mới viết xong phiên bản (1).

Mình sẽ còn update nó liên tục, nên rất mong nhận được góp ý từ bạn và các anh chị em khác.

Chia sẻ cho vui, chia sẻ để tìm thêm bạn bè cùng đam mê, sở thích thôi! Anh em nhiệt tình comment góp ý, đáp gạch đá các kiểu nhé!


Video chia sẻ 13 cách kiếm tiền từ đam mê du lịch, ai cũng có thể làm được!

Bạn muốn trở thành 1 travel blogger?

Tháng 11 năm 2020, Việt Anh đã bắt đầu tổ chức workshop 8 buổi, chia sẻ với các bạn lộ trình từng bước trở thành 1 blogger du lịch. Từ việc: tổng quan blogger du lịch là gì, làm gì? Cho đến chọn chủ đề, xây dựng content bền vững, cách nghiên cứu về độc giả, viết bài, tối ưu website chuẩn SEO (cái này thế mạnh của Việt Anh này), quay video blog đơn giản hiệu quả bằng điện thoại và kiếm tiền bằng việc đi du lịch với tiếp thị liên kết.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về workshop và đăng ký tại đây nhé: https://dulichbui24.com/travel-blogger

11 thoughts on “4 bước để trở thành cộng tác viên du lịch của Vnexpress.net, Traveloka…

  1. Cám ơn bài hướng dẫn của anh Trần Việt Anh. Em đã viêt bài gửi Vnexpress và bài được đăng rồi ạ. Một lân nữa cám ơn Anh thật nhiêu vì bài hướng dẫn rất chi tiết, dễ hiểu, đầy đủ các thông tin cần thiết ạ

  2. Em cảm ơn anh Việt Anh đã chia sẽ bài ạ!
    Anh cho em hỏi thời gian xét duyệt của traveloka thường là bao lâu ạ vì em cũng gửi được tầm 1 tuần rùi ạ.

Trả lời Ngân Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết gợi ý

Những sai lầm đã mắc phải khi tôi là 1 travel blogger.

Hôm nay, tôi không muốn chia sẻ điều gì cả mà chỉ muốn nhìn lại một cách công minh những gì mình đã trải qua, những sai lầm mình đã gặp phải. Tại sao lại dùng chữ sai lầm? Tôi tạm định nghĩa sai lầm với tôi là những việc không đem lại niềm vui, […]

Tháng Sáu 16, 2021

5 mẫu theme phù hợp dành cho blogger du lịch

Bạn đang cần tìm một mẫu theme đẹp cho blog du lịch của mình? Trong bài viết này Việt Anh sẽ tổng hợp một số mẫu theme mà mình thấy ấn tượng cho blog du lịch để các bạn tham khảo nhé! Ba kiểu giao diện blog chính Có 3 kiểu giao diện chính: Giao […]

Tháng Sáu 15, 2021

Nếu bây giờ xây dựng lại một website như Dulichbui24, Việt Anh sẽ làm gì?

Hôm rồi Việt Anh chợt tự hỏi: nếu bây giờ bắt đầu xây dựng lại một website mới như Dulichbui24, mình sẽ làm gì? Trong một bài viết chia sẻ khác ở chuyên mục Phát triển du lịch bền vững, mình đã chia sẻ 9 ý tưởng giúp doanh nghiệp du lịch bứt phá không […]

Tháng Sáu 11, 2021

11 giá trị “không phải ai cũng biết” mà blog mang lại cho bạn!

Tại sao Việt Anh luôn khuyên bạn nên bắt đầu xây một kênh blog cho mình/doanh nghiệp của mình? Không cần nói nhiều chắc chúng ta đều biết blog/website là một kênh truyền thông vô cùng mạnh và quan trọng trong việc quảng bá, phát triển thương hiệu cá nhân hay doanh nghiệp. Tuy nhiên, […]

Tháng Sáu 10, 2021

Travel Blogger cần những thiết bị gì?

“Anh Việt Anh ơi, một travel blogger cần có những thiết bị gì?” Bạn thân mến, trong series bài viết trước mình đã chia sẻ về chủ đề: Travel Blogger là gì, làm gì? Hay lộ trình để trở thành Travel Blogger, tố chất cần có, những điều cần chuẩn bị về mặt kỹ năng, […]

Tháng Sáu 9, 2021